- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đa số người bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán bệnh sớm
Đục thủy tinh thể - Biến chứng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
Nam giới coi chừng vô sinh vì bệnh đái tháo đường
Mắc đái tháo đường, suy thận độ 2 nên dùng thực phẩm chức năng nào?
Nguyên nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tim mạch là gì?
Bệnh nha chu
Bệnh nha chu hay tình trạng nướu bị viêm, nhiễm trùng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những người bị bệnh nha chu (đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng) cũng có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường cao hơn những người không mắc bệnh. Lượng đường huyết cao – nguyên nhân gây đái tháo đường cũng là một nguyên nhân khiến nướu dễ bị viêm, nhiễm trùng.
Bệnh nha chu có thể cảnh báo sớm bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh gai đen
Bệnh gai đen là tình trạng da không đều màu, đặc biệt một phần da sau cổ có thể trở nên sẫm màu hơn. Bệnh gai đen có thể là dấu hiệu giảm đề kháng insulin, khiến cơ thể không đáp ứng tốt với insulin để ổn định đường huyết. Đường huyết tăng cao có thể dẫn tới đái tháo đường type 2.
Cảm giác lạ ở bàn chân
Có từ 10 – 20% người bệnh đái tháo đường bị tổn thương thần kinh có thể gặp các biến chứng thần kinh ở chân. Trong giai đoạn đầu, bạn chỉ có thể cảm thấy một vài cảm giác lạ ở bàn chân: Cảm giác ngứa ran bàn chân, mất cảm giác hoặc mất thăng bằng…
Thường cảm thấy ngứa ran, mất cảm giác ở bàn chân... có thể là do bệnh đái tháo đường
Tất nhiên các cảm giác kỳ lạ ở chân có thể gây ra bởi nhiều tình trạng khác như đứng quá lâu, đi giày cao gót, bệnh đa xơ cứng… Tốt hơn hết bạn nên đến khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Suy giảm thị lực, thính lực
Lượng đường huyết cao có thể gây tổn thương võng mạc, khiến bạn nhìn mờ, suy giảm thị lực. Khi lượng đường huyết trở lại bình thường, thị lực có thể được khôi phục. Điều này khiến cho việc quản lý đái tháo đường, ổn định đường huyết trở nên vô cùng quan trọng với người bệnh.
Tương tự như vậy, lượng đường huyết cao cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong tai, gây suy giảm thính lực.
Giấc ngủ trưa dài
Theo một nghiên cứu năm 2016, những người có giấc ngủ trưa dài hơn 1 giờ có 45% nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 so với những người ngủ ngắn hơn hoặc không ngủ buổi trưa.
Các nhà khoa học cho rằng, những người có giấc ngủ trưa dài thường gặp các vấn đề như thiếu ngủ, trầm cảm hoặc ngưng thở khi ngủ. Tất cả các tình trạng trên đều có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.
Một số dấu hiệu phổ biến cảnh báo bệnh đái tháo đường có thể kể đến như: Thường xuyên buồn đi tiểu, khát nước liên tục, tăng/giảm cân đột ngột… Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy tới khám bác sỹ sớm để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Vi Bùi H+ (Theo Health)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn