Doanh nghiệp kêu cứu 3 năm mà chưa được... cứu

Hàng loạt hộp Kem Bảo Xuân bị Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ

Ngang nhiên phát tài liệu cấm ngay trước mặt Thứ trưởng

Quảng cáo "láo" TPCN, Dược phẩm Thiên Khánh bị xử phạt

Thiết bị xét nghiệm nhanh thực phẩm đang bị thổi phồng tác dụng

Sản phẩm bị thu hồi, giấy quảng cáo vẫn còn hiệu lực

Đây là câu chuyện được đại diện công ty Dược phẩm Ích Nhân chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết việc triển khai Công điện 90 năm 2015 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Theo đại diện công ty, năm 2012, công ty Dược phẩm Ích Nhân đã phát hiện việc 1 doanh nghiệp tại Hậu Giang “ăn theo” bằng cách tung ra sản phẩm Kem Bảo Xuân với thông điệp, logo, hình ảnh nhãn hiệu bắt chước gần giống thương hiệu Viên uống Bảo Xuân (do Công ty Nam Dược sản xuất, công ty Dược phẩm Ích Nhân tiếp thị) với mục đích tạo nên sự lầm tưởng cho khách hàng rằng đây là một loại kem của nhãn hàng Bảo Xuân. Công ty đã “kêu cứu” đến cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang và Chi cục Quản lý thị trường địa phương đã có yêu cầu cơ sở có sản phẩm Kem Bảo Xuân phải chấm dứt hành vi vi phạm.

Năm 2013, công ty Dược phẩm Ích Nhân tiếp tục “kêu cứu” tại tỉnh Hậu Giang và sau đó là gửi đơn tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Nhưng lần này, cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang không xử còn thành phố Hà Nội thì cũng chỉ biết yêu cầu đơn vị vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, cơ sở này không những không chấp hành mà vẫn tiếp tục mở rộng việc phân phối sản phẩm ở Hậu Giang và  ra nhiều địa phương trên toàn quốc. Đơn cử như mới đây, ngày 8/5/2015, tại Trung tâm phân phối dược Hapulico thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ một lượng lớn Kem Bảo Xuân.

Như vậy, đã hơn 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp kêu cứu mà đến nay không được cứu. Theo công văn giải thích mới nhất của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang, họ chưa thể xử vì cơ sở vi phạm đang khiếu nại quyết định về quyền hữu trí tuệ với nhãn hiệu Bảo Xuân của cơ quan chức năng.

Đại diện công ty Dược phẩm Ích Nhân cho rằng đây là một trong những vướng mắc rất lớn trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Từ trước đến nay, cơ quan chức năng thường “kêu ca” là doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, làm nhái ít hợp tác với các cơ quan này vì sợ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp chủ động “kêu cứu” mà lại không được… cứu.

Ông Nguyễn Đình Cẩn, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết đã ghi nhận ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và sẽ sớm có phản hồi. Nếu cần thiết thì, Ban chỉ đạo sẽ đề xuất với các cơ quan có liên quan để rà soát lại các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Chỉ có như vậy, công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng mới có hiệu quả cao.

Nhóm PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết