tyhna
Empty

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của khoảng 1,4 tỷ người trên toàn thế giới, nhưng chỉ có khoảng 14% bệnh nhân đang kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp.

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Tăng huyết áp (còn gọi là cao huyết áp) là tình trạng áp lực của dòng máu lên thành động mạch tăng cao. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế, người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Empty

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch, tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.

Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam vào năm 2008 tiến hành ở người trên 25 tuổi tại 8 tỉnh, thành phố của nước ta cho thấy, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp là 25,1%. Điều này có nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp. Trong số những người bị tăng huyết áp, có tới 52% không biết mình có bị tăng huyết áp. Đây chính là cản trở đầu tiên, khiến người bệnh không được tiếp cận kịp thời với các phương pháp điều trị và kiểm soát biến chứng do tăng huyết áp.

Empty

Tăng huyết áp tiến triển âm thầm và lặng lẽ, không gây triệu chứng. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện tình trạng tăng huyết áp qua bất ngờ khám, đo huyết áp. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển đến một giai đoạn nhất định, tăng huyết áp sẽ gây tổn thương đến các cơ quan khác. Do đó, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, đặc biệt ở những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây cũng là thông điệp của Ngày phòng chống Tăng huyết áp Thế giới 2022.

Huyết áp luôn dao động liên tục tùy thuộc vào sự vận động của trái tim, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và trạng thái tinh thần. Khi theo dõi sức khỏe tim mạch tại nhà, người bệnh thường sử dụng các loại máy đo huyết áp điện tử và thực hiện đo sao cho đúng chuẩn. Hướng dẫn sau của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Y tế Liên Mỹ (Pan American Health Organization) sẽ giúp bạn theo dõi huyết áp tại nhà chính xác:

Empty
Empty

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi định kỳ, điều trị lâu dài. Đối với tất cả bệnh nhân, mục tiêu đầu tiên của điều trị là đưa huyết áp xuống thấp hơn 140/90 mmHg. Nếu điều trị được dung nạp tốt, nên đưa huyết áp tâm thu xuống thấp hơn 130 mmHg (nhưng không cố đưa xuống dưới 120 mmHg) cho đa số bệnh nhân. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Ở hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, các nguy cơ chính dẫn tới tăng huyết áp gồm: Béo phì, lối sống thụ động, nghiện rượu, chế độ ăn nhiều muối, đái tháo đường, nghiện thuốc lá… Vì thế, để giảm số đo huyết áp, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh tăng huyết áp cần tích cực thay đổi lối sống theo một số gợi ý sau:

Empty
Empty
tha11
end
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch