Giải pháp nào cho sự phát triển của ngành dược liệu?

Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng

Hơn 10% dược liệu không đạt chuẩn

Thủ tướng nói về tiềm năng phát triển dược liệu của Việt Nam

Liên tục phát hiện dược liệu "rởm"!

60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng

Nhu cầu sử dụng cây dược liệu trong nước và trên thế giới rất lớn và ngày càng tăng. Riêng trong nước, hàng năm cần đến trên 50.000 tấn cây dược liệu để chế xuất. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng chưa được chú trọng và đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gene dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ dược liệu tự nhiên.

Theo ông Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, hiện nay phần lớn dược liệu của nước ta được nhập khẩu từ Trung Quốc, mỗi tuần khoảng 300 - 400 tấn dược liệu thông quan qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn và rất khó định lượng về chất lượng, nó không giống như thuốc tân dược nên càng khó.

Theo thống kê mới đây, có tới 60% dược liệu trên thị trường không đạt chất lượng, với hàm lượng hoạt chất không đủ tiêu chuẩn theo kiểm tra lấy mẫu Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Khủng khiếp hơn, 20% số dược liệu bị kiểm tra còn bị trộn lẫn rác, cát, xi măng.

Vùng dược liệu của Dự án BioTrade

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã xây dựng mạng lưới bảo tồn dược liệu tại 7 vùng sinh thái Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai và đang phát triển rộng trên toàn quốc. Nhằm giúp người Việt sẽ được sử dụng các loại thảo dược cho sinh hoạt gia đình thay thế hóa mỹ phẩm.

Một trong những giải pháp mới cho sự phát triển của ngành dược liệu ở Việt Nam chính là Dự án BioTrade (Dự án hỗ trợ phát triển ngành dược liệu tại Việt Nam theo hướng chuẩn hoá để phát triển cây dược liệu do Liên minh châu Âu - EU tài trợ). Với quy trình sản xuất sản phẩm từ thiên nhiên cần được kiểm soát chặt chẽ, từ khâu giống, chọn vùng trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến, bảo quản.

Với bộ nguyên tắc BioTrade, một bộ nguyên tắc bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thu hái, sản xuất, chế biến và thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc đa dạng sinh học bản địa, theo các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Các sản phẩm sản xuất theo nguyên tắc này sẽ được dán tem, nhãn trên bao bì để người dân dễ nhận biết và yên tâm với việc lựa chọn sản phẩm.

Đây là dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ, với mục tiêu thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên được quốc tế công nhận trong đó nguyên liệu tự nhiên được cung ứng, sản xuất và kinh doanh một cách bền vững. Dự án cũng được xem là bước đệm lớn để thúc đẩy cho sự phát triển của ngành dược liệu ở nước ta.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất