Giải pháp ngăn ngừa táo bón ở bà bầu

Thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra tình trạng táo bón

cách giúp trẻ hết táo bón?

Táo bón mãn tính dễ gây ung thư ruột già

Chiêu ăn uống trị táo bón cho mẹ bầu

5 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa táo bón

Món ăn chữa táo bón người già

Do thay đổi nội tiết

Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở bà bầu chủ yếu là do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai, cụ thể là sự tăng lên của nồng độ hormone thai kỳ progesterone. Sự thay đổi này làm giảm nhu động ruột, giảm trương lực cơ trơn khiến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài và gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài.

Hơn nữa, do sự phát triển của thai nhi, tử cung của thai phụ tăng kích thước gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu làm cho tình trạng táo bón gia tăng.

Trong thời gian thai kỳ, bà bầu thường phải bổ sung thêm một số khoáng chất như sắt và calci. Để hấp thu những khoáng chất này thì cơ thể cần một lượng nước lớn nhất định, nhưng không phải bà bầu nào cũng uống đủ nước. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp uống đủ nước thì cơ thể cũng không thể hấp thụ được toàn bộ lượng chất khoáng được đưa vào mà vẫn phải đào thải một phần ra ngoài và đây chính là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ táo bón.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động hoặc một số bệnh lý về đường ruột có trước đó cũng là những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở bà bầu.

Tăng cường uống nước để giảm táo bón trong thai kỳ

Nguy cơ tiềm ẩn

Khi bị táo bón, do chất thải bị ứ trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, tức bụng hoặc đau bụng khiến các bà bầu không dám ăn hoặc chán ăn dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng thai nhi và trẻ có nhiều khả năng suy giảm sức đề kháng sau khi chào đời. Hơn nữa, khi phân tích tụ trong ruột lâu ngày, các chất độc trong phân như phenol, amoniac, indol… sẽ bị hấp thu ngược lại vào cơ thể và vào máu, lan truyền khắp cơ thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nguy hiểm hơn, táo bón làm bà bầu khó đi vệ sinh, phải dùng lực rặn khi đi vệ sinh nên dễ gây sảy thai. Bên cạnh đó, khi không được đào thải ra ngoài hàng ngày, lượng phân sẽ dồn nén lại thành khối lớn, rắn, khô chèn ép lên các dây thần kinh gây rối loạn toàn thân, nhức đầu, bực tức. Hơn nữa, phân tích tụ lâu ngày sẽ gây ra ung thư đại tràng, polyp trực tràng, làm cản trở tuần hoàn, sinh trĩ và sa trực tràng.

Biện pháp phòng táo bón ở bà bầu

Theo các chuyên gia y tế, để phòng và điều trị bệnh táo bón trong thai kỳ, các bà bầu cần chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều sữa chua, ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, giàu chất xơ và vitamin nhóm B để tăng đào thải và tăng nhu động ruột như chuối chín, đu đủ chín, cà rốt, một số loại rau có màu đậm, khoai lang, ngô, gạo lứt, yến mạch… và chú ý ăn chậm, nhai kỹ khi ăn, nên chia nhỏ bữa ăn. Tránh những thức ăn dễ tây táo bón như đồ ngọt, bột gạo, bột mì…, tránh uống các loại đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, cola và chất cồn vì chúng có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón nặng hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức như tập yoga, đi bộ thư giãn, bơi lội…cũng giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, tăng cường sức khoẻ, đặc biệt làm khung chậu giãn nở tốt, chuẩn bị cho quá trình sinh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, những bà bầu mắc một số bệnh lý như động thai, có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc nhau bám thấp… thì cần hạn chế vận động.  Ngoài ra, biện pháp massage nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.

Hàng ngày, bà bầu nên tạo cho mình thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định để tạo phản xạ tự nhiên, hỗ trợ tránh táo bón.

Đặc biệt, bà bầu nên chọn bổ sung các loại viên sắt dưới dạng hữu cơ vì sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn và kích ứng đường tiêu hóa, làm giảm táo bón.

Ngoài ra, các bà bầu có thể áp dụng bài thuốc chữa táo bón bằng vừng đen trong dân gian: Hạt vừng đen 300gr rang chín, giã nhỏ thành bột; Lá cối xay 300gr thái nhỏ, nấu với 2 - 3 lần nước rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5gr. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn. Hoặc hạt vừng đen 20gr; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm mỗi vị 16gr; thạch hộc 12gr. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật ong vừa đủ để làm viên, ngày uống 10 - 20gr.

Hoặc có thể sử dụng vừng đen kết hợp với bột sắn dây bằng cách: Lấy một lượng bột sắt dây và vừng đen vừa đủ. Đun chín bột sắn dây và trộn lẫn vừng đen đã rang chín, xay nhuyễn, sử dụng hàng ngày.

Lưu ý: Bà bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc.

Minh Khuê H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa