Giảm cân nhanh chóng có phải là mắc bệnh tự miễn lupus?

Nếu có các triệu chứng như đau xương khớp, nổi ban cánh bướm trên mặt, sốt kéo dài,… thì cần đi khám sàng lọc bệnh lupus

Những yếu tố môi trường hiện đại gây bệnh tự miễn

Yoga – “Vũ khí” chống lại các bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn: Nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu

Lupus ban đỏ và những biến chứng không thể coi thường

Vài tháng trở lại đây, tôi đột ngột giảm cân, giảm 6kg trong vòng 4 tháng. Lo mình bị ung thư, tôi đã đi khám tổng thể và may mắn không phát hiện bất thường. Giải thích về tình trạng giảm cân đột ngột của tôi, bác sỹ cho rằng có thể là dấu hiệu của bệnh lupus. Tôi khá lo lắng. Mong chuyên gia cho tôi biết rõ các dấu hiệu của căn bệnh lupus này và tôi có thể phòng bệnh bằng cách nào. Cảm ơn chuyên gia (Nguyễn Thị Thu)
Trả lời:
Chào bạn,
Gần đây bạn bị giảm cân đột ngột. Bạn đã đi khám sức khỏe tổng thể và không có vấn đề gì bất thường. Bác sỹ cũng đưa ra một phỏng đoán: Có thể bạn mắc bệnh lupus.
Theo như yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về căn bệnh này để bạn tham khảo.
Triệu chứng của bệnh lupus:
Lupus ban đỏ có 2 thể chính: Lupus ban đỏ dạng đĩa kinh điển và lupus ban đỏ hệ thống.
Lupus thể ban đỏ dạng đĩa kinh điển: Chỉ có biểu hiện ở da, không có tổn thương nội tạng và các cơ quan khác. Các triệu chứng chỉ xuất hiện vào mùa hè. Thương tổn hay gặp ở vùng hở, tuy nhiên, chúng có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đám thương tổn bao gồm:
- Dát đỏ: Hay gặp ở trán, má, tai, đầu. Các dát đỏ tiến triển lan rộng ra xung quanh và hơi nổi cao hơn mặt da.
- Vảy da khó bong.
- Dày sừng quanh lỗ chân lông.
- Teo da ở vùng trung tâm các dát đỏ.
Một số ít bệnh nhân có các thương tổn ở môi, miệng. Các thương tổn có thể quá sản, phì đại.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh gây tổn thương trên da và cả trên các cơ quan nội tạng với các biểu hiện:
Trên da: Có tổn thương dạng dát đỏ, hình cánh bướm ở hai má, mặt. Dát này hơi phù, tồn tại nhiều tuần, tháng. Sau một thời gian xuất hiện thêm ban đỏ ở tay, chân và các vùng khác. Các dát này rất nhạy cảm với ánh nắng. Ngoài ra có thể có dát xuất huyết; Bọng nước; Loét đầu ngón tay, chân; Loét niêm mạc miệng, hầu họng, mũi; Rụng tóc…
Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, gầy sút, đặc biệt trong giai đoạn bệnh tiến triển (bạn bị sút cân nhanh nên bác sỹ đã có phỏng đoán hướng đến căn bệnh này).
Trên khớp: Trên 90% bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp, đau khi cử động, đi lại. Các khớp hay bị viêm là khớp gối, cổ tay, ngón chân.
Trên thận: Tổn thương thận gặp ở khoảng 60% bệnh nhân.
Trên tim mạch: Có thể có viêm cơ tim, viêm ngoại tâm mạc…
Ngoài ra còn có các thương tổn trên phổi, thần kinh, tiêu hóa, hạch lympho và huyết học.
Như vậy, bệnh lupus có rất nhiều triệu chứng, nhưng không phải ai cũng có đầy đủ các triệu chứng này. Bạn cần chú ý theo dõi các dấu hiệu lạ trên cơ thể để phát hiện sớm bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng hỏi về cách phòng bệnh lupus. Theo các chuyên gia, bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn hệ thống không rõ căn nguyên tấn công hệ thống tạo keo, từ đó gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể, thường gặp nhất ở da, cơ, xương, khớp, thận, tim, phổi, thần kinh trung ương... nhưng vì không rõ căn nguyên nên không thể dự phòng.
Việc phát hiện sớm cũng không dễ dàng do có vô vàn triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, hoặc rất mơ hồ, không đặc hiệu như người bệnh bỗng dưng bị sụt cân, sốt, có những cơn mệt mỏi, giảm tiểu cầu, xuất hiện ban trên da...
Bạn đang có 1 triệu chứng là sút cân thì bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình xem liệu nguyên nhân gây sút cân có đến từ việc bạn bỏ bữa, ăn không đủ chất; Cũng cần xem lại chế độ sinh hoạt xem liệu có căng thẳng, lo lắng vấn đề gì quá nhiều không vì những căng thẳng, suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Còn nếu bạn không có vấn đề về ăn uống hay căng thẳng, thì bạn cần chú ý theo dõi, nếu có các triệu chứng như đau xương khớp, nổi ban cánh bướm trên mặt, sốt kéo dài,… thì bạn cần đi khám sàng lọc bệnh lupus. 
Như vậy, trước hết bạn nên chú ý đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần, nên đi khám định kỳ và chú ý theo dõi các dấu hiệu lạ của cơ thể để phát hiện sớm bệnh (nếu có) nhé!
Nếu không may mắc lupus, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất thảo dược như TPCN Kim Miễn Khang, với thành phần chính là cây sói rừng, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường năng lượng tế bào. Với bệnh nhân lupus, nên sử dụng sản phẩm theo đợt từ 3-6 tháng để tăng cường hiệu quả điều trị, dự phòng tái phát. Sản phẩm rất an toàn, không có tác dụng phụ. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm để sử dụng nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
DS. Kiều Anh
Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. TPCN Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, TPCN Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.
XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị