Lupus ban đỏ và những biến chứng không thể coi thường

Lupus ban đỏ đặc trưng bởi ban hình cánh bướm trên da

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Người bị lupus ban đỏ nên và không nên ăn gì?

10 biện pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng lupus (P.2)

10 biện pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng lupus (P.1)

Theo BS. Nguyễn Hữu Trường – Khoa Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý của mô liên kết, có tổn thương nhiều cơ quan do hệ miễn dịch của cơ thể gặp rối loạn. Các cơ quan thường bị tổn thương là khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi và thần kinh...

Những triệu chứng của lupus là đau khớp, sưng, sốt, mệt mỏi, các vấn đề về thận và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Trong giai đoạn toàn phát, có thể xuất hiện các tổn thương nội tạng và thần kinh, mạch máu như tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm cầu thận, co giật, rối loạn tâm thần, thiếu máu, xuất huyết.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus như sau:

1. Các bệnh về thận

Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân bị lupus ban đỏ có xuất hiện những tổn thương về thận. Cá biệt có những trường hợp dẫn đến tử vong do suy thận. Một số dấu hiệu điển hình của các bệnh về thận do lupus gây ra là ngứa toàn thân, đau ngực, buồn nôn, ói mửa và sưng chân. 

Lupus có thể gây nên các bệnh về thận

2. Bệnh về tim mạch

Những người bị lupus có nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch cao gấp 8 - 10 lần bình thường. Các triệu chứng phổ biến của bệnh tim do lupus là tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

3. Các vấn đề về xương khớp

Bệnh nhân bị lupus nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ bị gãy, vỡ xương do máu cung cấp đến xương không đầy đủ. Các khớp hông và khớp gối là những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Lupus có thể gây những biến chứng về xương khớp

4. Các bệnh về phổi

Bệnh lupus có thể dẫn đến một số biến chứng về phổi như ho hoặc khó thở (xuất hiện do viêm niêm mạc màng phổi hoặc sự tích tụ chất  dịch). Một số triệu chứng khác là sốt, đau ngực và ho dữ dội.

5. Tổn thương não

Những người bị lupus cũng có thể phải đối mặt với tình trạng viêm não, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, ảo giác, thay đổi hành vi, đột quỵ, co giật. Bệnh nhân có thể gặp những vấn đề về trí nhớ và khó kiểm soát được những suy nghĩ của mình.

6. Ảnh hưởng đến thai kỳ

Lupus có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển hoặc khiến người mẹ sinh non do tăng huyết áp. Do đó, để tránh các biến chứng trong thai kỳ, người mẹ nên trì hoãn việc mang thai cho đến khi kiểm soát được bệnh.

7. Thiếu máu

Một trong những biến chứng khác của lupus là rối loạn việc lưu chuyển máu, gây ra các vấn đề về máu như thiếu máu, tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu, gây viêm các mạch máu...

Lupus ban đỏ là một dạng bệnh tự miễn, cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp các bệnh nhân giảm bớt triệu chứng và ổn định bệnh.

Với từng tình trạng bệnh và mức độ tiến triển ở mỗi cá nhân sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau. Bệnh nhân bị lupus ban đỏ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên giữ lối sống lành mạnh, chăm chỉ luyện tập, tránh stress, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời...

Những người bị lupus ban đỏ nên bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với những dược liệu như: Nhàu, thổ phục linh, hoàng bá... Sản phẩm tác động tới nguyên nhân sâu xa của bệnh, giúp điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng ngoài da của lupus ban đỏ, hỗ trợ điều trị lupus bền vững, ngăn ngừa tái phát. 

Thụy Hà H+

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến… Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang nên được sử dụng từ 3-6 tháng.
GPQC: 1320/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp