- Chuyên đề:
- Bệnh tự miễn
Đâu là triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ?
Kháng thể lupus trong máu có phải là dấu hiệu bị mắc bệnh lupus?
Lupus ban đỏ và những biến chứng không thể coi thường
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ
Người bị lupus ban đỏ nên và không nên ăn gì?
Những người bị lupus ban đỏ thường có những triệu chứng không điển hình của bệnh như sốt, mệt mỏi, sụt cân, đông máu, rụng tóc, ợ chua, đau dạ dày, tuần hoàn máu kém đến ngón tay, ngón chân. Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể bị sảy thai.
Theo Hội Thấp khớp học Mỹ (American College of Rheumatology), có nhiều triệu chứng khác có thể giúp các bác sỹ xác định xem bệnh nhân đó có mắc lupus hay không.
Nếu bạn có ít nhất 7 triệu chứng dưới đây mà không phải do một nguyên nhân nào khác, rất có thể bạn đã bị lupus ban đỏ.
Người bị lupus ban đỏ có thể bị phát ban thành hình cánh bướm ở má (phát ban ở má), ban đỏ có sần hoặc vảy ovan (ban hình đĩa), phát ban nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.
Người bị lupus có thể bị phát ban hình cánh bướm trên mặt
Loét miệng
Xuất hiện loét ở miệng hoặc mũi kéo dài từ vài ngày đến hơn 1 tháng cũng có thể là dấu hiệu của lupus ban đỏ.
Viêm khớp
Bệnh nhân bị lupus ban đỏ cũng thường có tổn thương và sưng kéo dài vài tuần ở 2 khớp trở lên.
Viêm phổi hoặc tim
Một trong những triệu chứng của lupus ban đỏ là sưng lớp mô lót trong phổi (viêm màng phổi) hoặc tim (viêm màng ngoài tim) và có thể dẫn đến đau ngực khi người bệnh hít sâu.
Vấn đề ở thận
Người bị lupus ban đỏ có thể gặp vấn đề ở thận như có máu hoặc protein bất thường trong nước tiểu, hoặc xét nghiệm cho thấy chức năng thận kém.
Vấn đề thần kinh
Bệnh nhân lupus ban đỏ cũng có thể gặp cơn co giật, đột quỵ hoặc rối loạn tâm thần.
Xét nghiệm máu bất thường
Người bị lupus ban đỏ có thể gặp phải những bất thường về máu như giảm tế bào máu, thiếu máu, giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu, kết quả kháng thể kháng nhân (ANA) dương tính (95% bệnh nhân lupus ban đỏ gặp tình trạng này); Có dấu hiệu bất thường về hệ miễn dịch với sự xuất hiện của một số loại kháng thể như kháng thể kháng ADN sợi kép (được gọi là anti-dsDNA), kháng thể anti-Smith (được gọi là anti-Sm) hoặc kháng thể kháng phospholipid, hoặc xét nghiệm máu dương tính giả với giang mai (dù thực tế bạn không mắc bệnh này).
Bệnh nhân bị lupus ban đỏ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, chăm chỉ luyện tập, tránh căng thẳng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bệnh nhân bị lupus cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với những dược liệu như: Nhàu, thổ phục linh, hoàng bá... Sản phẩm tác động tới nguyên nhân sâu xa, “gốc rễ” của bệnh, giúp điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng ngoài da do lupus ban đỏ, hỗ trợ điều trị lupus bền vững, ngăn ngừa tái phát.
Hoài Thương H+
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.
XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn