Đau răng khiến việc ăn uống của bạn gặp khó khăn
Đau răng vào dịp Tết đối phó như thế nào?
Sắp Tết mà bị đau răng, răng nhạy cảm: Nên làm gì?
Phòng ngừa và điều trị sâu răng ở trẻ có khó khăn?
Làm sao để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ bú bình ban đêm?
Nước muối
Nước muối là chất khử trùng tự nhiên nên nó giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại sống trên nướu gây hôi miệng và sâu răng. Súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vụn thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng. Bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm sau đó súc miệng nhiều lần.
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau răng hiệu quả
Tỏi
Tỏi thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh và cảm cúm. Tuy nhiên, allicin trong tỏi cũng có tính kháng khuẩn nên nó cũng có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề ở năng và nướu. Allicin giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở các mảng bám trên răng và giúp giảm đau hiệu quả.
Bạn có thể nghiền nát một tép tỏi và đắp trực tiếp lên chỗ đau hoặc nhai trực tiếp một tép tỏi tươi.
Tinh dầu
Tinh dầu đinh hương và bạc hà có thể giúp giảm đau răng và nướu hiệu quả. Thậm chí nó còn giúp giảm đau răng kéo dài. Để giảm đau răng và nướu, bạn có thể lấy 2 - 3 giọt tinh dầu đinh hương và bạc hà để massage lên vùng nướu bị đau.
Tinh dầu đinh hương giúp giảm đau răng và đau nướu răng hiệu quả
Trà
Tannin trong trà có thể giúp làm giảm đau nướu bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu và sâu răng. Cách dùng túi trà để giảm đau răng và nướu: Bạn có nhúng túi trà vào nước sôi trong 5 phút, chờ túi trà nguội một chút sau đó chườm lên vùng nướu bị đau.
Nha đam
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy gel nha đam có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên nó có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu và sâu răng. Bạn có thể lấy một ít gel nha đam và bôi lên vùng nướu bị đau sau đó massage nhẹ nhàng.
Lưu ý: Bạn nên đến gặp nha sỹ nếu tình trạng đau răng và nướu kéo dài hơn 5 ngày hoặc tình trạng đau khiến bạn không thể ăn uống được gì.
Bình luận của bạn