Giảm ngay ho khan từ "kháng sinh tự nhiên"

Giảm ho khan rất đơn giản nếu bạn biết cách sử dụng mật ong, giấm táo, hành tây...

Nguyên nhân gây ho khan nhiều ngày không khỏi

6 lý do bạn không thể giảm mỡ bụng

Nghe tiếng trẻ ho: Bắt bệnh và điều trị ho

Ho khan là do dị ứng hay cảm lạnh?

Có nhiều loại thuốc thường được kê đơn để điều trị ho khan. Thuốc ức chế ho ở dạng viên nén hoặc chất lỏng thường được dùng để giảm đau ngay lập tức. Về lâu dài, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc thông mũi có thể được kê đơn chủ yếu để điều trị ho do dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Tuy nhiên, hãy đi khám ngay nếu bạn bị ho khan kéo dài hơn một tuần. Không nên sử dụng thuốc dành cho người lớn để điều trị cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.

Khi dùng các loại thuốc nêu trên, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải. Do đó, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc. Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm ho khan tự nhiên không cần thuốc:

Mật ong

Với đặc tính chống viêm, mật ong có thể giúp ngăn chặn ho khan hiệu quả. Nó làm lành những tổn thương nhẹ ở thực quản và làm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, nó còn có đặc tính kháng khuẩn chống nhiễm trùng, giảm sản xuất chất nhầy và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Cách làm: Bạn có thể ăn 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, chia làm 2 lần mỗi ngày. Hoặc bạn có thể pha mật ong vào nước, sữa hay trà thảo dược.

Gừng

Gừng có đặc tính giảm đau và chống viêm. Khi kết hợp với mật ong, nó giúp giảm khô và ngứa cổ họng.

Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi (2,5 - 5cm), 1 thìa cà phê mật ong, 2 cốc nước.

Cách làm: Đập dập gừng rồi cho vào nồi nước, đun sôi trong vài phút. Tắt bếp, lọc lấy nước. Cho thêm mật ong và uống khi còn ấm. Uống 2 lần mỗi ngày.

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương làm tăng tiết nước bọt và giúp giảm khô cổ họng. Nó có tác dụng làm giãn phế quản và mở đường thở để trao đổi không khí tốt hơn. Nó cũng được biết đến với đặc tính chống virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp.

Chuẩn bị: 1 thìa cà phê cỏ xạ hương nghiền nát, 1 cốc nước nóng.

Cách làm: Ngâm cỏ xạ hương vào nước nóng, hãm trong 15 phút rồi lọc lấy nước. Uống hết một lần khi còn ấm.

Hành tây

Hành tây giúp giảm ho bằng cách hoạt động như một chất chống lại với các hợp chất kích hoạt ho. Siro hành tây tự chế có đặc tính kháng khuẩn và được coi là một loại “kháng sinh tự nhiên”.

Chuẩn bị: 1 củ hành tây lớn đã được xắt hạt lựu, 1 cốc mật ong nguyên chất, 10 nụ đinh hương khô, 1 nhánh gừng thái lát, nước cốt của ½ quả chanh ta.

Cách làm: Cho mật ong vào nồi, đun trên lửa nhỏ. Cho hành tây, đinh hương và gừng vào, khuấy đều. Cho thêm nước cốt chanh vào nồi, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Tắt bếp và để siro nguội. Lọc hỗn hợp rồi bảo quản trong bình có nắp đậy, để trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tháng. Để giảm ho, bạn chỉ cần uống 1 thìa cà phê siro mỗi 2 - 3 giờ.

Húng quế

Húng quế giúp làm dịu cổ họng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó cũng giúp chống lại vi khuẩn và hỗ trợ bài tiết nước bọt, giúp giảm khô họng. Bạn có thể nhai lá húng quế hoặc tự làm siro để giảm ho.

Chuẩn bị: 2 thìa canh nước ép húng quế, ½ thìa cà phê đường.

Cách làm: Trộn nước ép húng quế với đường bằng thìa gỗ và uống khi ho.

Giấm táo

Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn. Hiệu lực của nó tăng lên khi được kết hợp với mật ong và ớt.

Chuẩn bị: 1 thìa canh giấm táo, 3 thìa canh nước, ½ thìa cà phê bột gừng, ½ thìa cà phê bột ớt, 1 thìa canh mật ong.

Cách làm: Trộn đều các thành phần với nhau bằng thìa gỗ và uống khi ho.

Thận trọng: Sử dụng giấm táo với số lượng vừa phải vì nó có thể gây trào ngược acid và kích ứng cổ họng.

Mẹo giảm ho khan

- Uống nhiều nước và tiêu thụ đồ ăn loãng, ấm. Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

- Sử dụng máy lọc không khí hoặc máy tạo độ ẩm.

- Không hút thuốc hoặc tránh hít khói thuốc.

- Không tiêu thụ thức ăn rất cay, vì điều đó có thể gây trào ngược acid.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp