- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Chị Quỳnh giờ đã lấy lại sự tự tin khi tìm được cách khắc phục, giảm run tay hiệu quả
Infographic: 10 triệu chứng cảnh báo sớm bệnh Parkinson
Infographic: Bệnh Parkinson ảnh hưởng thế nào tới cơ thể của bạn?
Vì sao người bệnh Parkinson cần uống thuốc đúng giờ?
4 thói quen đã được khoa học chứng minh giúp giảm run tay vô căn
Run tay do rối loạn thần kinh thực vật và nỗi ám ảnh mỗi khi ra đường
Cách đây khoảng 2 năm, chị Quỳnh bắt đầu nhận thấy tay mình có triệu chứng run nhẹ nhưng lúc ấy chị vẫn khá chủ quan, chỉ nghĩ rằng do công việc mệt mỏi, nghỉ ngơi vài ngày là khỏi. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chị, tình trạng run tay lại ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dần ảnh hưởng tới công việc và đời sống thường ngày.
“Ban đầu thì run tay cũng chỉ nhẹ thôi nên tôi cứ để kệ một thời gian. Ai ngờ triệu chứng run tay tăng nặng lên từ lúc nào không hay. Tôi nhớ có lần cơn run tay ác nhất kéo dài tới 3 phút, đi kèm với cảm giác lạnh sống lưng, người bủn rủn. Lần ấy tay run mạnh tới nỗi như đang lắc bàn tay, muốn cầm điện thoại lên gọi cho người thân mà cũng không cầm nổi”, chị Quỳnh bồi hồi nhớ lại.
Tình trạng run tay từng khiến chị Quỳnh rất tự ti, khổ sở trong cuộc sống
Không chỉ run tay, chị Quỳnh còn khổ sở với một số triệu chứng khác, nhiều khi khiến chị lo lắng, tự ti tới nỗi không dám ra đường. “Nhiều lúc đi trên đường, tôi nhìn thấy cái xe đang đứng yên nhưng lại giật mình tưởng nó đang di chuyển. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến tôi thấy lo lắng, căng thẳng lắm. Hầu như đêm nào tôi cũng mất ngủ vì lo nghĩ nhiều”, chị Quỳnh chia sẻ.
Đi khám tại bệnh viện ở Hà Nội, chị Quỳnh mới được các bác sỹ chẩn đoán run tay do rối loạn thần kinh thực vật. Các bác sỹ cũng chỉ ra rằng với những người trẻ như chị, các vấn đề như áp lực công việc, áp lực cuộc sống… cộng thêm tình trạng mất ngủ lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh này.
Giảm run tay khi tìm được đúng nguyên nhân
Sau khi biết được nguyên nhân run tay do rối loạn thần kinh thực vật, các bác sỹ có kê đơn thuốc cho chị Quỳnh, cũng như khuyên chị nên thay đổi lối sống, kiểm soát căng thẳng để giảm run. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng dùng thuốc, thấy bệnh tình vẫn không đỡ, chị Quỳnh quyết định cần chủ động tìm thêm các biện pháp khác để khắc phục bệnh.
Sau khi hỏi ý kiến từ người thân cũng là bác sỹ, kết hợp với việc tự tìm hiểu về bệnh run tay do rối loạn thần kinh thực vật trên mạng, chị Quỳnh biết tới sản phẩm TPBVSK Vương Lão Kiện có thể giúp hỗ trợ điều trị, giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân.
Vốn là người cẩn thận nên trước khi dùng bất cứ sản phẩm mới nào, chị Quỳnh đều tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan, tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đọc được lời chia sẻ của những người cũng mắc bệnh giống mình, đã từng sử dụng qua sản phẩm này, chị mới quyết định mua 2 hộp về dùng thử.
“Sau khi uống 2 hộp tôi thấy tình trạng run tay cũng có giảm, dần dần viết chữ cũng đã thoải mái hơn, không còn phải cầm bút thật chặt như trước đây nữa. Mừng nhất là khi đi trên đường không còn gặp phải tình trạng đáng sợ như trước nữa. Tôi tự đánh giá các triệu chứng run tay chân, triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật đã giảm được tới 70 - 80%”, chị Quỳnh cho biết.
Hiện tại, chị Quỳnh cho biết đôi lúc mình vẫn bị run tay nhẹ khi hồi hộp, lo âu, xúc động. Khi nghĩ tới những điều đáng sợ hay khi chuẩn bị tranh luận với ai đó, chị Quỳnh nhận thấy tay vẫn run lên đôi chút.
Trên thực tế, run tay do rối loạn thần kinh thực vật rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Căn bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng, tinh thần của người bệnh, do thói quen sống (như người bệnh có hay uống cà phê, trà đặc chứa nhiều chất kích thích hay không)… Do đó, chị Quỳnh biết để duy trì được hiệu quả giảm run tay như hiện tại, tránh run tay nặng hơn, chị vẫn cần chú ý giữ tinh thần thoải mái, chủ động giảm thiểu áp lực trong cuộc sống.
Vi Bùi H+
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Bình luận của bạn