Nhiễm sởi do nhiễm khuẩn chéo tại bệnh viện
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu, Bộ Y tế không giấu dịch. Tình trạng bệnh sởi tại Việt Nam hiện nay đang lặp lại chu kỳ của năm 2009 - 2010. Theo thống kê, tổng số bệnh nhân mắc sởi năm nay không cao như đợt dịch năm 2009 - 2010 nhưng số lượng bệnh nhi tử vong do sởi và các biến chứng từ sởi cao hơn trước.

Nhiễm khuẩn chéo bệnh viện đang là nguyên nhân gây tăng nhanh số lượng bệnh nhân sởi hiện nay
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, virus sởi hiện nay không biến chủng cũng như không có thay đổi về độc lực. Thế nhưng, với sự bất thường của thời tiết trong mấy tháng đầu năm làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, cho đến nay, có 108 bệnh nhi tử vong do sởi và các biến chứng từ sởi. Tuy nhiên, chỉ có 25 ca chắc chắn tử vong do sởi. 83 ca còn lại là tử vong trên nền tảng bị bệnh khác và bội nhiễm sởi, hoặc mắc sởi nhẹ nhưng kèm theo các bệnh như tim bẩm sinh, não úng thủy, bại não, bệnh chuyển hóa…
Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thực trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối hiện nay đang làm gia tăng tình trạng nhiễm và tử vong do biến chứng sởi gây nên. Thực tế ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, không ít bệnh nhân mắc nhiễm sởi khi đang được điều trị bệnh khác, dẫn đến biến chứng tử vong.
Báo cáo của nhiều bệnh viện cho thấy, tình trạng vượt tuyến, kiên quyết đòi nhập viện điều trị (dù tình trạng nhẹ) cũng không phải hiếm. "Bệnh viện thì không thể từ chối nhận bệnh nhân, dù bệnh nhân ở tình trạng nhẹ, có thể điều trị tại tuyến dưới được", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
"Chia lửa" bằng bệnh viện vệ tinh

Bộ Y tế khuyến cáo các mẹ nên đưa con đi khám tại các bệnh viện tuyến cơ sở trong trường hợp nghi sởi để giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối
Các giải pháp được đưa ra trong cuộc họp sáng nay là các bệnh viện tuyến dưới "chia lửa" với bệnh viện tuyến cuối. Các bệnh viện như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Đống Đa... sẽ hỗ trợ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong việc điều trị bệnh nhân sởi có biến chứng. Và các bệnh viện tuyến trên sẽ tăng cường bác sỹ điều trị cho các bệnh viện vệ tinh.
Tại các bệnh viện, việc vệ sinh bệnh viện, tạo không khí thông thoáng trong các phòng bệnh là điều cần thiết. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Bộ Y tế đang đề nghị các bệnh viện chia nhỏ các nhóm bệnh nhân. Các bệnh nhân nhẹ cho nằm riêng một chỗ, bệnh nhân nặng một khu vực riêng. Nhưng khi đã vào đến khuôn viên bệnh viện, người dân cần đeo khẩu trang, tay rửa liên tục nhằm tránh nhiễm trùng bệnh viện. Đó là một giải pháp để góp phần “hạ hỏa" tình trạng bệnh sởi hiện nay”.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan truyền thông trong việc khuyến cáo người bệnh không nên nhập viện vượt tuyến, nhất là với những trường hợp nhẹ. Bộ Y tế cũng sẽ hỗ trợ đến mức tối đa các phương tiện như máy thở, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị... cho các bệnh viện theo nhu cầu của từng bệnh viện.
Còn về lâu dài, tiêm vaccine phòng bệnh là giải pháp hữu ích nhất. Vaccine tiêm phòng sởi được đánh giá là vaccine an toàn, đạt hiệu quả cao trên 95%.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu, Bộ Y tế không giấu dịch. Tình trạng bệnh sởi tại Việt Nam hiện nay đang lặp lại chu kỳ của năm 2009 - 2010. Theo thống kê, tổng số bệnh nhân mắc sởi năm nay không cao như đợt dịch năm 2009 - 2010 nhưng số lượng bệnh nhi tử vong do sởi và các biến chứng từ sởi cao hơn trước.

Nhiễm khuẩn chéo bệnh viện đang là nguyên nhân gây tăng nhanh số lượng bệnh nhân sởi hiện nay
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, virus sởi hiện nay không biến chủng cũng như không có thay đổi về độc lực. Thế nhưng, với sự bất thường của thời tiết trong mấy tháng đầu năm làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, cho đến nay, có 108 bệnh nhi tử vong do sởi và các biến chứng từ sởi. Tuy nhiên, chỉ có 25 ca chắc chắn tử vong do sởi. 83 ca còn lại là tử vong trên nền tảng bị bệnh khác và bội nhiễm sởi, hoặc mắc sởi nhẹ nhưng kèm theo các bệnh như tim bẩm sinh, não úng thủy, bại não, bệnh chuyển hóa…
Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thực trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối hiện nay đang làm gia tăng tình trạng nhiễm và tử vong do biến chứng sởi gây nên. Thực tế ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, không ít bệnh nhân mắc nhiễm sởi khi đang được điều trị bệnh khác, dẫn đến biến chứng tử vong.
Báo cáo của nhiều bệnh viện cho thấy, tình trạng vượt tuyến, kiên quyết đòi nhập viện điều trị (dù tình trạng nhẹ) cũng không phải hiếm. "Bệnh viện thì không thể từ chối nhận bệnh nhân, dù bệnh nhân ở tình trạng nhẹ, có thể điều trị tại tuyến dưới được", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
"Chia lửa" bằng bệnh viện vệ tinh
Bộ Y tế khuyến cáo các mẹ nên đưa con đi khám tại các bệnh viện tuyến cơ sở trong trường hợp nghi sởi để giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối
Các giải pháp được đưa ra trong cuộc họp sáng nay là các bệnh viện tuyến dưới "chia lửa" với bệnh viện tuyến cuối. Các bệnh viện như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Đống Đa... sẽ hỗ trợ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong việc điều trị bệnh nhân sởi có biến chứng. Và các bệnh viện tuyến trên sẽ tăng cường bác sỹ điều trị cho các bệnh viện vệ tinh.
Tại các bệnh viện, việc vệ sinh bệnh viện, tạo không khí thông thoáng trong các phòng bệnh là điều cần thiết. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Bộ Y tế đang đề nghị các bệnh viện chia nhỏ các nhóm bệnh nhân. Các bệnh nhân nhẹ cho nằm riêng một chỗ, bệnh nhân nặng một khu vực riêng. Nhưng khi đã vào đến khuôn viên bệnh viện, người dân cần đeo khẩu trang, tay rửa liên tục nhằm tránh nhiễm trùng bệnh viện. Đó là một giải pháp để góp phần “hạ hỏa" tình trạng bệnh sởi hiện nay”.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan truyền thông trong việc khuyến cáo người bệnh không nên nhập viện vượt tuyến, nhất là với những trường hợp nhẹ. Bộ Y tế cũng sẽ hỗ trợ đến mức tối đa các phương tiện như máy thở, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị... cho các bệnh viện theo nhu cầu của từng bệnh viện.
Còn về lâu dài, tiêm vaccine phòng bệnh là giải pháp hữu ích nhất. Vaccine tiêm phòng sởi được đánh giá là vaccine an toàn, đạt hiệu quả cao trên 95%.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn