Giúp trẻ chinh phục sợ hãi của những cơn ác mộng

Hầu hết trẻ em đều lo sợ, bất an với những cơn ác mộng

Ngủ nghiêng sang trái dễ gặp ác mộng

Bí quyết ngủ ngon để thoát khỏi những 'đêm ác mộng'

Vì sao bạn hay gặp ác mộng?

Ác mộng hay "bóng đè": Do đâu?

Không rõ ở độ tuổi nào trẻ có thể có những giấc mơ, về cả những giấc mơ ngọt ngào hay những cơn ác mộng. Nhưng hầu hết trẻ em đều lo sợ với những giấc mơ đáng sợ và đây là nỗi sợ lớn nhất của trẻ trong những năm mẫu giáo. Tất nhiên, những đứa trẻ lớn hơn và ngay cả người lớn đều thường xuyên có những cơn ác mộng.

Khi nào cơn ác mộng xảy ra?

Cơn ác mộng, giống như hầu hết những giấc mơ khác, xảy ra trong giai đoạn ngủ, khi mà não bộ vẫn đang phân loại những thông tin học được trong ngày. Những hình ảnh sinh động trong não được hiển thị qua các giấc mơ thực như những gì đang diễn ra, với những cảm xúc kích thích. Điều này có thể được hiểu là một phần của giấc ngủ REM.

Khi con thức dậy từ một cơn ác mộng, hình ảnh của những giấc mơ vẫn còn như thật, vì vậy chúng cảm thấy sợ hãi và gọi bố mẹ. Vào độ tuổi mầm non, trẻ em bắt đầu hiểu, những cơn ác mộng chỉ là những giấc mơ và điều đó là không thật, nhưng nó vẫn không thể ngăn cản được nỗi sợ hãi và có thể làm tổn thương trẻ.

Không nên cho trẻ xem ti vi trước khi đi ngủ

Nguyên nhân là do đâu?

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng, đó dường như chỉ là một cách phản ánh lại những suy nghĩ và cảm xúc về các tình huống mà con lo lắng, quan tâm hay căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Những sự kiện hoặc tình huống con cảm thấy bất an, ví dụ như sắp đi chơi xa, bắt đầu đi học ở một trường học mới, bố mẹ cãi nhau, căng thẳng…, hay những đứa trẻ bị chấn thương sau một thiên tai, tai nạn… đều có thể được phản ánh trong những cơn ác mộng.

Đối với một số trẻ em, đặc biệt là những bé có trí tưởng tượng tốt, đọc sách hay xem phim đáng sợ hoặc chương trình truyền hình trước khi đi ngủ đều có thể truyền “cảm hứng” cho những cơn ác mộng.

Chủ đề của một cơn ác mộng có xu hướng phản ánh bất cứ điều gì đang trải qua ở lứa tuổi đó. Trong giấc mơ có thể bao gôm những con quái vật, kẻ xấu, động vật đáng sợ, những sinh vật trong tưởng tượng… Trẻ có thể có những cơn mơ như bị nuốt chửng lấy, bị đuổi theo, bị trừng phạt, bị rơi tự do…  Một đứa trẻ có thể không nhớ được từng chi tiết trong giấc mơ, nhưng thường có thể nhớ lại một số hình ảnh, tình huống hay các bọ phận đáng sợ

Cách giúp con có những giấc mơ đẹp

Cha mẹ không thể ngăn chặn những cơn ác mộng, nhưng có thể giúp trẻ có được một giấc ngủ ngon, và khuyến khích những giấc mơ ngọt ngào. Để giúp con thoải mái và thư giãn, bạn có thể tạo cho con thói quen ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ. Trước khi ngủ, tạo cho con thói quen cảm thấy an toàn và tự vào giấc ngủ. Bạn có thể đọc sách, ôm con vào lòng và hát ru, hoặc đơn giản là một không gian im lặng, đủ tối và mát mẻ cùng chiếc giường quen thuộc êm ái. Tránh cho các con xem phim ma, phim kinh dị và các chương trình truyền hình trước khi ngủ, đặc biệt nếu con vừa gặp ác mộng hôm trước.

Sau một cơn ác mộng

- Cha mẹ giúp trẻ thư giãn và bình tĩnh sau một giấc ngủ kinh hoàng bằng cách trấn an con, hãy để con hiểu, cơn ác mộng đó không có thật, mọi thứ bây giờ rất ổn và không có gì xảy ra cả, bố mẹ vẫn luôn ở bên con.

- Với trẻ mẫu giáo và những trẻ vẫn còn đi học, có trí tưởng tượng sống động, có những niềm tin vào những điều kì diệu, bạn có thể hô biến để làm cho con quái vật giả vờ biến mất rồi cùng con kiểm tra mọi góc trong nhà để chắc chắn với con, không còn điều gì nguy hiểm trong nhà.

- Cung cấp cho con ánh sáng hay một chiếc đèn pin cạnh giường để con yên tâm và cảm thấy an toàn để ngủ tiếp. Và đừng quên nằm lại bên cạnh con, nắm tay và hôn con để trấn an, giúp con thoải mái ngủ lại. 

- Hãy để một nhánh tỏi hoặc 1 đồ vật mà con yêu thích dưới gối và nói với con rằng đó sẽ là thứ giúp bảo vệ con khỏi những ác mộng. Điều này chỉ là một liệu pháp tâm lý nhưng khá hiệu quả để giúp con được trấn an trước khi đi ngủ và yên tâm ngon giấc. 

- Hãy luôn lắng nghe con, bạn có thể nghe con kể lại những giấc mơ, và kể tiếp chúng với một cái kết an toàn, điều đó sẽ giúp con bạn thoải mái hơn, đồng thời luôn tin tưởng rằng, dù điều gì xấu có xảy ra, đều có cách giải quyết và mọi chuyện sẽ ổn.

Đối với hầu hết trẻ em, những cơn ác mộng xảy ra và chỉ đơn giản cần có bố mẹ, chúng sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái trở lại. Bạn nên chăm sóc con bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng để giúp con khỏe mạnh, ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, để con phát triển được toàn diện. Khi có vấn đề gì khiến bạn băn khoăn, đừng ngần ngại đến gặp bác sỹ để được tư vấn.

Ngọc Hoa H+ (Theo Kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ