Hà Nội dự kiến cho trẻ mầm non đi học từ 1/3, TP.HCM có 163 học sinh là F0

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 18/2

Bắc Bộ sắp đón đợt rét đậm, rét hại nhất từ đầu mùa Đông

3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước được cấp phép

Vì sao móng tay tôi đang bắt đầu rụng?

Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025

Số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam vẫn trên đà tăng mạnh, vượt 20.000 ca bệnh kể từ ngày 8/2 đến nay. Xu hướng này phù hợp với nhận định của các chuyên gia và Bộ Y tế sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Theo công bố của Bộ Y tế, ngày 17/2, Việt Nam có 36.200 ca nhiễm mới, trong đó, 10 người nhập cảnh và 36.190 ca tại 62 tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý, có 12 tỉnh, thành phố ghi nhận trên 1.000 ca bệnh mới trong ngày như: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nghệ An, Hải Dương, Nam Định, Hòa Bình và Bắc Giang.

Sở GD&ĐT Hà Nội đang xây dựng dự thảo xin ý kiến thành phố từ ngày 1/3, nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép, sẽ cho cấp mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh. Cũng trong tháng 3, tất cả các trường trên địa bàn sẽ cho sinh viên quay trở lại trường, có kế hoạch phối hợp với Sở Y tế Hà Nội rà soát, tổ chức tiêm vaccine cho sinh viên.

Trong 3 ngày đầu học sinh các khối đi học trực tiếp trở lại, số học sinh mắc COVID-19 được phát hiện tại TP.HCM tăng từng ngày. Tính riêng ngày 14/2, ở tất cả các bậc học có 27 em bị mắc COVID-19; Ngày 15/2 có 50 em; Ngày 16/2 có 86 em. Những ca F0 khi xuất hiện đều được xử lý kịp thời với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ngành, địa phương liên quan.

Ngày 17/2, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấp phép cho 3 loại thuốc Molnupiravir sản xuất trong nước gồm: Molravir 400, hàm lượng Molnupiravir 400 mg, dạng viên nang cứng, do Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất; Movinavir, hàm lượng 200 mg Molnupiravir, dạng viên nang cứng, do Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar sản xuất; Molnuporavir Stella 400, hàm lượng 400 mg Molnupiravir, dạng viện nang cứng, do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm - chi nhánh 1 sản xuất. Việc cấp phép cho các loại thuốc này có hiệu lực 3 năm từ ngày ký ban hành Quyết định.

Sau hơn 3 tháng áp dụng mức giá xét nghiệm COVID-19 hiện hành (rẻ bằng gần 1/2 so với giá trước đó), Bộ Y tế vừa lấy ý kiến dự thảo giá mới. Theo khung giá trong dự thảo, mức giá trần mới sẽ giảm khoảng 5-20% so với giá hiện hành.

Tính đến ngày 17/2, Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP.HCM (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1).

Theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, hiện Đà Nẵng đang có nhiều ca COVID-19 chuyển nặng nhất, với 244 ca đang điều trị, kế đó là TP.HCM với 197 ca, Nghệ An 186 ca, Hải Phòng 169 ca, Bình Định 92 ca...

Thanh Hóa dự kiến sẽ kích hoạt, khởi động trở lại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 2 tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh để có thể tiếp nhận, điều trị bệnh nhân thuộc tầng 3 và tầng 4, khi số bệnh nhân đang có chiều hướng tăng cao và Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 quá tải. Từ sau Tết đến nay, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, với số ca nhiễm mới tăng cao. Riêng trong các ngày 6 đến 17/2, ghi nhận 9.256 người mắc. Thanh Hóa hiện có 47 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Đến hết ngày 16/2, Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa điều trị cho 358 bệnh nhân, trong đó có 48 bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn