Trẻ tử vong do biến chứng ho gà

Trẻ mắc bệnh ho gà dễ biến chứng nặng nếu không được tiêm phòng dịch - Ảnh: Thúy Anh

Bài thuốc hay phòng, trị bệnh ho gà

Ho gà rải rác khó bùng phát thành dịch

Phòng bệnh ho gà cho bé như thế nào?

Nhiều trẻ mắc ho gà do chưa được tiêm ngừa

Từ đầu năm 2015, Cục Y tế dự phòng đã ghi nhận các ca mắc bệnh ho gà, trong đó có những trường hợp diễn biến nặng, phải nhập viện điều trị; Các bệnh nhi này đều chưa được tiêm phòng bệnh.

Theo ông Phu, gần đây việc trì hoãn tiêm chủng do chờ vaccine dịch vụ bị khan hiếm, cộng với việc không tuân thủ đúng lịch tiêm chủng mở rộng của nhiều phụ huynh đã khiến trẻ không có miễn dịch phòng bệnh. Trong khi đó, nhiều năm qua, số ca mắc ho gà rất ít khiến cha mẹ “quên” căn bệnh nguy hiểm này, dẫn tới nhiều trường hợp bị biến chứng, nguy hiểm tính mạng do chậm trễ chữa trị. “Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu oxy trong cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm theo sau cơn ho”, chuyên gia lưu ý.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khuyến cáo, ho gà rất dễ lây lan trong tiếp xúc gần (khoảng dưới 3m). Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người đối diện. Vi khuẩn ho gà xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản, tiết ra độc tố gây bệnh. Vì vậy, cần cách ly những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần, kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn.
Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ và đúng lịch giúp phòng hiệu quả căn bệnh này. Trẻ cần được tiêm 3 mũi vaccine có thành phần ho gà (vaccine Quinvaxem) lúc 2, 3, 4 tháng tuổi; Tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) lúc 18 tháng tuổi.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin