Điếc đặc - vùi dập tương lai mầm non đất nước

Hậu quả khi trẻ bị điếc và cách điều trị điếc ở trẻ

Những yếu tố làm ù tai càng trở nên nặng hơn

Ù tai: Không xác định đúng nguyên nhân thì làm sao mà khỏi

Người điếc có thể nghe bằng... lưỡi?

Điếc tai do nghề nghiệp

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, ở Việt Nam có khoảng 90.000 người điếc, trong đó có khoảng 15.500 trẻ dưới 6 tuổi là trẻ điếc hoặc trẻ nghe khó.Điếc ở trẻ em là một bệnh lý âm thầm, thường chỉ phát hiện khi trẻ lên 2 tuổi, thậm chí còn được phát hiện trễ hơn khi đã 5 - 6 tuổi.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây điếc hoặc nghe kém ở trẻ em:

Di truyền chiếm 20% các trường hợp và 30% không rõ nguyên nhân

Tỷ lệ trẻ bị điếc bẩm sinh ở Việt Nam cao hơn gần 3 lần so với thế giới (0,27% của Việt Nam và 0,1% thế giới). Nếu trẻ bị điếc không phải do di truyền, hay bẩm sinh thì có thể điều trị khỏi nhưng mất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền của.

Thông thường, trẻ bị điếc hoặc nghe kém trong những năm đầu đời thì có nguy cơ cao sẽ không nói được nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh điếc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ, khiến trẻ kém tiếp nhận thông tin, giao tiếp chậm, khó hoà nhập với xã hội, dễ bị stress...

Những dấu hiệu khi trẻ bị điếc, nghe khó:

Nếu bạn thấy những dấu hiệu như trên ở trẻ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra xem thính giác, tùy vào tình trạng bệnh lý của từng trẻ mà bác sỹ có chỉ định phẫu thuật hay đeo máy trợ thính. Chính vì vậy, cha mẹ phải hết sức để ý trong chăm sóc con cái, quan sát những dấu hiệu bất ổn, phát hiện kịp thời những chứng bệnh nguy hiểm, tìm ra những phương pháp trị liệu, khắc phục đúng lúc.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng