Bạn có biết các cơ quan trong hệ tiêu hóa phối hợp với nhau như thế nào?
Bụng sôi "ục ục": Những vấn đề cảnh báo
4 loại nước dùng, nước hầm xương tốt cho hệ tiêu hóa, da và sức khỏe
6 thực phẩm giàu enzyme tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
8 thực phẩm tốt cho đường ruột
Tại sao cơ thể cần tiêu hóa thức ăn?
Quá trình tiêu hóa cho phép bạn chia thức ăn thành những phân tử đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thu vào máu, từ đó sử dụng chúng làm năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không phá vỡ các phân tử thức ăn, cơ thể sẽ không thể hấp thu được các dưỡng chất cần thiết.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với thực phẩm sau khi bạn ăn?
Sau khi bạn nhai, nuốt thức ăn, chúng sẽ đi qua thực quản rồi vào dạ dày. Tại đây, thức ăn sẽ được hòa trộn cùng với dịch tiêu hóa từ tuyến tụy, gan và túi mật và bị phá vỡ thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đi qua ruột non, các dưỡng chất và nước sẽ được hấp thụ vào cơ thể để chuyển tới các cơ quan khác.
Trong khi đó, những thành phần không tiêu hóa được sẽ được di chuyển tới ruột già và trở thành phân. Chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể sau từ 1 - 3 ngày.
Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra từ khi ăn tới khi thức ăn vào dạ dày, ruột...
Mất bao lâu để tiêu hóa thức ăn?
Thời gian cần thiết để tiêu hóa thức ăn sẽ khác nhau tùy theo từng người và tùy vào loại thực phẩm bạn ăn. Thông thường, dạ dày sẽ cần khoảng 3 tiếng để co bóp, phân hủy thức ăn. Quá trình tiêu hóa sẽ kết thúc khi phần còn lại của thức ăn tới được ruột già, tức là khoảng 6 tiếng sau khi ăn.
Quá trình tiêu hóa không chỉ diễn ra ở dạ dày
Có một lầm tưởng mà khá nhiều người vẫn hay mắc phải, đó là cho rằng quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ diễn ra trong dạ dày. Dạ dày là cơ quan chính giúp phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, nhưng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm lại diễn ra tại ruột non và ruột già.
Với quá trình tiêu hóa, không ít người lầm tưởng rằng hoạt động này không cần năng lượng. Thực tế không phải vậy, cơ thể cũng dành một phần năng lượng không nhỏ trong hoạt động hàng ngày cho hấp thu chất dinh dưỡng.
Tại sao nhiều người có thói quen đi đại tiện sau khi ăn?
Nhiều người hay thấy buồn đi đại tiện ngay sau khi ăn và lo mình mắc các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một phản xạ bình thường của dạ dày - ruột nhằm tạo thêm chỗ chứa cho lượng thực phẩm bạn mới ăn vào.
Phản xạ này sẽ kích thích ruột già co thắt để tống, đẩy chất thải ra ngoài. Thông thường, đây sẽ là chất thải từ những bữa ăn bạn đã ăn trước đó 1 - 3 ngày.
Làm sao giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?
Cách đơn giản nhất để giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả là có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tốt hơn hết, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc; Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt… nhiều chất bảo quản, chất béo không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, uống nhiều nước và hoạt động thể chất thường xuyên cũng là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bình luận của bạn