Quyết định của VAFF về công bố sản phẩm thực phẩm chức năng
Kiếm 20 triệu USD nhờ… TPCN rởm
Cẩn trọng hỏng gan vì dùng sai TPCN
Top 6 phát minh TPCN năm 2014 của Nutraingredient
Những TPCN bị thu hồi dễ… tái xuất nhất
Hàng loạt vụ tử vong vì dùng... TPCN
Theo đó, khi thực hiện công bố tiêu chuẩn, các sản phẩm là TPCN nói chung cần đảm bảo điều kiện về liều lượng của thành phần theo quy định có trong Bảng điều kiện kèm theo Quyết định.
Bảng điều kiện quy định rõ giới hạn của 12 thành phần thường có trong TPCN như năng lượng, cholesterol, đường, muối, các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng… Chẳng hạn, khi công bố “Cholesterol thấp” (Low), tức là hàm lượng cholesterol không nhiều hơn 0,02g/100g chất rắn (hoặc 0,01g/100g chất lỏng). Khi công bố sản phẩm “Không cholesterol” (Free), tức là hàm lượng cholesterol không nhiều hơn 0,005g/100g chất rắn (hoặc 0,005g/100g chất lỏng).
Bảng điều kiện mức giới hạn các thành phần thực phẩm chức năng áp dụng cho công bố
Bảng điều kiện được soạn thảo dựa trên Hướng dẫn công bố dinh dưỡng và công bố sức khỏe của Codex và Nghị viện và Hội đồng Châu Âu. Các nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể tham khảo từ ngày 8/1/2015.
- Thực phẩm bổ sung (Supplement food): thực phẩm thông thường bổ sung thêm các thành phần có lợi cho sức khỏe.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health supplement, food supplement, dietary supplement): sản phẩm chế biến dưới dạng viên nang, viên nén, cốm, bột,... có chứa vitamin, khoáng chất, các chất có hoạt tính sinh học…
- Thực phẩm dinh dưỡng y học/Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích đặc biệt (Food for Special Medical Purpose/Medical food): được chỉ định bởi bác sỹ.
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses): được chế biến, pha trộn theo công thức đặc biệt cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác.
Bình luận của bạn