Empty
Empty

Là chuyên gia về dinh dưỡng, TS.BS Đào Thị Yến Phi - Nguyên Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phải giải đáp vô vàn câu hỏi từ các bệnh nhân về “tin đồn” về ung thư. Bác sỹ cảnh báo về những chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể gây hại cho người bệnh ung thư. Ví dụ, việc nhịn ăn với mục đích “bỏ đói tế bào ung thư” sẽ khiến tế bào bình thường chết trước, dẫn tới hậu quả là suy kiệt toàn thể.

Empty

BS Yến Phi nhấn mạnh, tiêu diệt, loại bỏ tế bào ung thư không phải là chuyện mà chế độ dinh dưỡng có thể làm được. Tuy nhiên, kết hợp với các biện pháp điều trị chính thống, một chương trình dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nuôi dưỡng các tế bào lành, phục hồi các tế bào tổn thương, duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó, người bệnh có đủ sức để vượt qua các tác dụng phụ của quá trình trị liệu như mệt mỏi, suy kiệt; Chống chọi tốt hơn với bệnh ung thư.

Empty

Việc chuyển hóa đường trong cơ thể rất phức tạp, nhưng có thể hiểu ngắn gọn là cơ thể chuyển hóa đường glucose thành khí carbonic (thở ra), nước (bài tiết hoặc tái sử dụng) và năng lượng. Như vậy, đường được coi là “năng lượng xanh” của cơ thể, và mọi tế bào có khuynh hướng sử dụng đường đầu tiên.

Nếu bạn không ăn tinh bột và đường, cơ thể sẽ phải dùng tới chất đạm, làm tăng áp lực cho gan và thận, tăng lượng chất thải giàu nitro. Đến khi thiếu đạm, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng. Đây là quá trình keton, gây toan hóa toàn cơ thể.

BS Yến Phi giải thích, khi bạn nhịn ăn bột đường, tế bào ung thư vẫn có thể dùng đến chất đạm và chất béo. Thậm chí, tế bào ung thư vẫn có thể tăng trưởng, vì chúng tiêu thụ 2 chất này giỏi hơn cả tế bào lành. Việc kiêng hoàn toàn bột đường khi bị ung thư là thông tin sai.

Empty

Nhiều người cho rằng, người bệnh ung thư cần ăn thực phẩm có tính kiềm (tức độ pH trên 7,38) để phòng và trị bệnh. Trong khi đó, pH trong máu con người là một hằng số sinh học, cần được giữ ổn định ở mức 7,34-7,38 để có thể tồn tại.

BS Yến Phi giải thích, có sự nhầm lẫn giữa độ pH kiềm và khoáng kiềm (tức các ion dương Na, K, Ca). Ở trong thực phẩm, các khoáng kiềm vẫn tồn tại ở dạng muối trung hòa và không ảnh hưởng tới độ pH của thức ăn. Việc bạn dùng thực phẩm, đồ uống có độ pH kiềm không đồng nghĩa là cung cấp cho cơ thể các chất khoáng kiềm.

Empty

Với người bệnh ung thư, việc kiêng ăn thức ăn từ động vật không có ý nghĩa bảo vệ tế bào của chúng ta, đồng thời tiềm ẩn một số nguy cơ. BS Yến Phi giải thích một cách dí dỏm, rằng khi bạn ăn một trái chuối, cơ thể vẫn sẽ tìm mọi cách để biến chuối thành tế bào động vật (tế bào người). Ngoài ra, quá trình tiến hóa khiến loài người mất đi khả năng hấp thu một số dưỡng chất trực tiếp từ thực vật như các loài động vật ăn cỏ. Vì thế, ta cần tìm đến thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Empty

Theo BS Yến Phi, việc ăn thực phẩm thô sống rất nguy hiểm, đặc biệt với người bị ung thư ở hệ tiêu hóa. Giải thích về điều này, bác sỹ cho hay, con người bắt đầu tiến hóa mạnh mẽ và bứt khỏi thế giới động vật từ khi con người tìm ra lửa và nấu chín thức ăn, nhưng hệ tiêu hóa cũng yếu đi. Thức ăn sau khi nấu chín sẽ được thủy phân và chuyển hóa thành các dạng dễ tiêu hóa và hấp thu hơn, phù hợp với cơ thể con người. Rau và các thực phẩm thô cứng chà xát trên khối ung thư ở hệ tiêu hóa sẽ kích thích khối u, gây xuất huyết và loét, làm các tổn thương nặng nề hơn.

Empty

Cơ thể con người cần hàng loạt chất dinh dưỡng khác nhau, từ tinh bột, đạm, béo đến vitamin… Chỉ ăn mỗi gạo lứt và muối mè rất dễ gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu (trong đó có vitamin B12, vitamin D, sắt, kẽm, calci…) cần thiết cho phục hồi cơ thể trong điều trị ung thư. Việc thực hiện chế độ ăn khắc nghiệt này càng lâu sẽ khiến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng càng thêm nghiêm trọng. Khi đó, gan sẽ phải gồng mình làm việc để chuyển dinh dưỡng từ gạo lứt, muối mè thành dinh dưỡng cần thiết cho động vật.

Empty

BS Yến Phi nhận định: “Đừng có hy vọng vào chuyện nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư.” Tế bào ung thư là những kẻ hung hãn, cướp máu và chất dinh dưỡng của tế bào bình thường. Nếu bạn nhịn ăn, tế bào đầu tiên bị bỏ đói là tế bào lành ở gan, thận, tim, thậm chí là tế bào hồng cầu. Tế bào ung thư chắc chắn sẽ chết cuối cùng.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư