Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có hơn 7,1 triệu ca mắc COVID-19
Những triệu chứng đáng lo ngại ở F0 điều trị tại nhà
Bộ Y tế giải trình lý do chậm mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Những lưu ý đối với F0 điều trị tại nhà
BV Hữu nghị Việt Đức: Bình thường hóa hoạt động chuyên môn, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022. Chương trình này được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Một trong những mục tiêu cụ thể của chương trình là bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022. Chính phủ cũng chủ trương nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Tối 17/3, Sở Y tế Hà Nội thông báo 24 giờ qua ghi nhận thêm 25.311 ca COVID-19 mới (có xu hướng giảm 6 ngày liên tiếp). So với mốc 32.650 ca kỷ lục hôm 8/3, số ca COVID-19 ở Hà Nội giảm gần 7.000 ca.
Theo kế hoạch, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ tổ chức lại hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận từ ngày 18/3. Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận hoạt động từ 19 giờ ngày thứ sáu đến 24 giờ ngày chủ nhật hằng tuần. Các không gian đi bộ còn lại khác như tuyến phố thương mại, dịch vụ Hàng Đào, Hàng Giấy, khu phố cổ Hà Nội… sẽ được mở cửa lại từ 19 giờ đến 24 giờ của 3 ngày cuối tuần.
Hiện nhiều trạm y tế trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện việc chứng nhận F0 thông qua Zalo. Cụ thể, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người dân quay lại toàn bộ quá trình test lấy mẫu, sau đó gửi qua Zalo để xác nhận kết quả. Quá trình này được cả cán bộ y tế và người dân đánh giá cao vì thuận lợi và an toàn khi không phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Theo Tiền Phong, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa bổ sung thêm tiện ích trong hoạt động chuyển đổi số quản lý F0 tại nhà. Theo đó, khi người F0 thuộc nhóm nguy cơ cao vừa khai báo F0 tại địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn bằng công cụ sàng lọc, hệ thống sẽ gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ của trạm y tế về những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ.
Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Thường trực UBND TP.HCM xin mua 20.000 liều thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà. Số thuốc miễn phí do Bộ Y tế cung cấp cho TP.HCM hiện đã sắp hết, trong khi nhu cầu sử dụng thuốc kháng virus Molnupitravir gia tăng.
Từ ngày 17/3, Bình Phước yêu cầu các cơ sở làm đẹp, hát cho nhau nghe, karaoke, massage, bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet thuộc khu vực có dịch cấp độ 4 phải dừng hoạt động. Ở khu vực cấp 2, cơ sở làm đẹp, làm tóc được hoạt động nhưng không quá 8 người trong cùng một thời điểm. Cơ sở karaoke, massage, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, Internet hoạt động không quá 80% công suất. Khu vực cấp 3, cơ sở làm tóc được hoạt động nhưng không quá 3 người trong cùng một thời điểm. Cơ sở làm đẹp, hát cho nhau nghe, cơ sở karaoke, massage, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet hoạt động không quá 40% công suất.
Bình luận của bạn