Sau khi khai báo y tế, người mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà
BV Hữu nghị Việt Đức: Bình thường hóa hoạt động chuyên môn, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19
Bình Dương tạm ngưng công bố số ca mắc mỗi ngày
Trẻ mắc COVID-19 tại TP.HCM tăng, F0 có được ra khỏi nhà không?
Tình hình dịch COVID-19 thế giới tuần qua có gì nổi bật?
Các vật dụng cần thiết tại nhà
- Nhiệt kế;
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
- Khẩu trang y tế;
- Phương tiện vệ sinh tay;
- Vật dụng cá nhân cần thiết;
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).
Thuốc điều trị tại nhà
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol cho người lớn: Viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): Gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Lưu ý, với trẻ em, tổng liều thuốc không vượt quá 60mg/kg/ngày.
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…, số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.
- Dung dịch nhỏ mũi: Natriclorid 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 1-2 tuần).
Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm
Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm. Cụ thể, người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.
Nơi cách ly cần được giữ thông thoáng, hạn chế đặt các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.
Cả F0 và người ở cùng nhà nên rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên; Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
Đồng thời, mỗi người dân cần nâng cao ý thức phân loại rác thải theo đúng quy định để đảm bảo dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng.
Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0) phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
Nếu không rõ quy trình xử lý rác thải, người dân cần liên hệ với trạm y tế, tổ dân phố tại địa phương để được hướng dẫn. Rác thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 được đựng trong thùng nhựa màu vàng dễ nhận biết, thường được đặt tại các trạm y tế lưu động của từng xã/phường.
Bình luận của bạn