Chế độ ăn TLC là chế độ ăn kết hợp thay đổi lối sống giúp điều trị bệnh.
Ăn kiêng theo phương pháp TLC giảm cholesterol
5 thực phẩm người bệnh tim mạch nên hạn chế
Trẻ hít phải khói thuốc lá dễ mắc bệnh tim mạch
Ăn 3 lát thịt xông khói/ngày dễ bị bệnh tim, đái tháo đường, ung thư
Nhà dinh dưỡng học Lalitha Subramanyam – Lãnh đạo tại Grow Fit (Ấn Độ) trả lời:
Chào bạn!
Cũng giống như chế độ ăn DASH được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp và nguy cơ bệnh tim, chế độ ăn TLC (chế độ ăn thay đổi lối sống giúp điều trị bệnh) cũng giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Chế độ ăn TLC giúp làm giảm cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, không hút thuốc lá và giữ cân nặng ổn định.
Chế độ ăn TLC chủ yếu được sử dụng để duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, kết hợp cùng việc giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa để tránh nguy cơ béo phì (một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch vành).
Chế độ ăn TLC bổ sung nhiều trái cây và rau xanh giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Những điểm quan trọng cần chú ý trong chế độ ăn TLC bảo vệ tim mạch:
- Lượng chất béo bão hòa cao có thể dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong cơ thể. Chính vì vậy, lượng chất béo bão hòa không nên quá 7% tổng lượng calo của bữa ăn.
- Lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày thông qua chế độ ăn phải dưới 200mg vì bổ sung quá nhiều cholesterol có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh.
- Giữ cho lượng muối (natri) tiêu thụ ít hơn 2400mg (không quá 2 thìa cà phê) mỗi ngày.
- Đảm bảo 25 - 35% lượng calo tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày được cung cấp từ chất béo không bão hòa. Chỉ nên bổ sung lượng calo đủ để duy trì một trọng lượng ổn định.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút đi bộ nhanh hoặc tập thể dục nhẹ mỗi ngày.
Một vài lưu ý trong chế độ ăn để quản lý và phòng ngừa bệnh tim mạch:
- Ăn nhiều các loại trái cây tươi, rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống. Các chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong động mạch, giúp bảo vệ tim mạch.
- Ăn ít chất béo, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng giúp bạn no lâu, tránh tăng cân.
- Kiểm soát lượng chất béo chuyển hóa (trans fat), chất béo bão hòa và thực phẩm chứa nhiều cholesterol tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Thay thế chúng bằng acid béo omega-3 giúp làm giảm lượng cholesterol gây nguy cơ bệnh tim mạch.
Nhìn chung, một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim phải là chế độ ăn ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường tinh luyện. Bạn nên ăn nhiều trái cây tươi và rau quả giàu chất chống oxy hóa và chất xơ giữ cho sức khỏe tim mạch ổn định.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn