- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Thai phụ cần cẩn trọng khi dùng nước mắt nhân tạo
Phòng khô mắt ở người già: Không khó!
Mù lòa vì nhầm lẫn khô mắt và viêm kết mạc
Sẹo giác mạc, mù lòa do mắt khô
Khô mắt: Con đường tắt dẫn tới mù lòa
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, cho biết:
Chào bạn!
Khô mắt xảy ra khi số lượng hoặc chất lượng nước mắt bị suy giảm. Để điều trị khô mắt, ngoài xử lý triệt để nguyên nhân, điều quan trọng là phải dùng thuốc thay thế một phần nước mắt tự nhiên, gọi là nước mắt nhân tạo. Nước mắt nhân tạo có nồng độ pH và tính chất tương tự như nước mắt tự nhiên, thường được sử dụng trong các trường hợp mắt bị khô do làm việc nhiều với máy tính, đeo kính áp tròng hay mắt thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói, bụi…
Nước mắt nhân tạo cũng là thuốc vì vậy bạn cần cẩn trọng khi sử dụng. Bạn đang mang thai, có thể sử dụng một số loại nước mắt nhân tạo chỉ chứa muối khoáng, chất bôi trơn, chất làm ẩm ở mắt. Tuy nhiên, khi sử dụng nước mắt nhân tạo, bạn vẫn có thể gặp tác dụng phụ như ngứa mắt, nóng rát, xốn mắt, dị ứng gây đỏ mắt, viêm bờ mi, xung huyết kết mạc... Do vậy, bạn không nên lạm dụng nước mắt nhân tạo mà nên sử dụng trong thời gian ngắn, ngưng sử dụng khi tình trạng khô mắt được cải thiện. Nếu thấy thị lực giảm thì bạn nên đến bác sỹ nhãn khoa để thăm khám và phát hiện sớm bệnh lý về mắt có cần chữa trị hay không. Nước mắt nhân tạo hay các loại thuốc tra mắt khác thường chỉ nên sử dụng trong vòng 15 ngày kể từ khi mở để tránh hiện tượng kích ứng mắt khi sử dụng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn