8 bệnh da liễu rất dễ lây mà bạn nên biết

Một số loại bệnh da liễu rất dễ lân lan mà bạn nên biết

Nhận biết những bệnh ngoài da phổ biến trẻ thường mắc vào mùa hè

Điểm danh các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em

Những bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa hè

Những bệnh ngoài da thường gặp ở người cao tuổi

Sởi

Sởi là một bệnh nhiễm trùng do virus. Bệnh gây sốt, ho, đốm trắng trong miệng, phát ban và nổi đốm đỏ đau đớn. Bệnh rất dễ lây lan và có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Thông thường, sau lần đầu tiên bị bệnh, bệnh nhân sẽ phát triển khả năng miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.

Tiêm vaccine sởi là cách tốt nhất giúp bạn tránh hoàn toàn được căn bệnh này.

Herpes sinh dục

Herpes có hai loại gồm: Herpes simplex và herpes zoster. Nó gây ra lở loét đau đớn trên môi hoặc ở bộ phận sinh dục và cũng liên quan tới bệnh thủy đậu và bệnh zona. Herpes có thể lây truyền qua việc quan hệ tình dục bằng miệng, hoặc chạm vào các khu vực bị nhiễm bệnh, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mắt.

Tiêm vaccine ngừa thủy đậu sẽ có thể giúp ngăn ngừa được bệnh herpes.

Nấm ngoài da

Nấm ngoài da còn được gọi là nấm da Corporis là một bệnh nhiễm nấm thường phát sinh từ sự lây lan nấm từ bàn chân. Nhiễm nấm ngoài da gây ra các triệu chứng như phát ban và ngứa.

Bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc qua các đồ đạc bị ô nhiễm, vật nuôi. Nấm ngoài da thường được điều trị bằng các loại kem và thuốc trị nấm.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là 1 căn bệnh rất phổ biến, gây phát ban ngứa và hình thành mụn nước giữa các ngón tay, xung quanh thắt lưng, bụng, đầu gối và mông.

Bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Ghẻ lây lan ở những nơi công cộng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Các loại thuốc bôi thường được được lựa chọn để điều trị bệnh.

Chốc lở

Chốc lở là 1 bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu phổ biến ở trẻ em do hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu. Vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng.

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều tương đối nhẹ và bệnh chỉ cần uống kháng sinh là có thể điều trị bệnh.

Bệnh nấm chân

Đây là tình trạng da nhiễm nấm có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và các vật dụng bị ô nhiễm. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa, nứt đốt bàn chân và bong tróc da. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đổi về màu sắc và độ dày của móng chân.

Ngoài việc sử dụng các loại kem bôi và thuốc chống nấm để điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý không nên đi chân đất và hạn chế để chân tiếp xúc với nước.

Nấm bẹn (jock)

Nấm bẹn chủ yếu xảy ra ở nam giới và ảnh hưởng đến phần đùi gần bìu. Bệnh gây đỏ da, ngứa và đau đớn. 

Nấm bẹn có thể điều trị bằng các loại kem hoặc thuốc kháng nấm. Bệnh nhân cũng nên tránh đổ mồ hôi quá nhiều vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nấm miệng

Đây là bệnh có thể ảnh hưởng đến da, mắt, màng nhầy trong miệng hoặc cổ họng và các khu vực quấn tã ở trẻ sơ sinh. Bệnh gây đốm trắng hoặc vàng và gây cảm giác đau đớn, phát ban.

Giữ khu vực quấn tã sạch và khô, thay tã thường xuyên... là những cách giúp làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Các loại kem chống nấm là phương pháp giúp điều trị căn bệnh này. Thông thường, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 vài tuần và có thể thường xuyên tái phát.

Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu