Khô mắt: Con đường tắt dẫn tới mù lòa

Sử dụng máy tính kéo dài dễ bị khô mắt

Omega-3 không dùng để trị khô mắt

Khô mắt do dùng máy tính? Uống ngay Omega-3!

50% nhân viên văn phòng bị bệnh khô mắt

Nhìn máy tính nhiều khô mắt: Ăn gì?

Người bị bệnh khô mắt có biểu hiện ban đầu như nhức mắt, khó chịu, khô mắt, chảy nước mắt; Nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, chớp mắt thấy rát, cảm giác như có dị vật trong mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng.

Bênh do nhiều nguyên nhân gây nên

Nghề nghiệp: Những người làm việc với máy tính thường xuyên thường mắc bệnh khô mắt nhiều hơn những người khác. Nguyên nhân là do khi làm việc thường xuyên với máy tính tần số chớp mắt sẽ bị giảm đi. Điều này khiến màng phim trước mắt mất ổn định hoặc bị phá hủy và gây nên chứng khô mắt. 

Điều kiện sống: Môi trường ô nhiễm, không khí khô nóng, khói thuốc lá, dùng quạt hoặc mở điều hòa nhiệt độ thời gian dài… có thể ảnh hưởng đến việc tiết nước mắt.

Tuổi tác: Chức năng của tuyến lệ sẽ bị suy giảm theo thời gian. Từ tuổi trung niên, lượng nước mắt tiết ra giảm 50% so với thời trẻ.

Tác dụng phụ sau phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, điều trị đục thủy tinh thể hay sử dụng kính áp tròng thường xuyên... đều có thể gây ra chứng khô mắt.

Tác dụng phụ của thuốc: Khô mắt có thể xuất hiện sau khi sử dụng thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu, an thần...

Chẩn đoán và điều trị đúng cách

Dấu hiệu khi bệnh khô mắt thường gặp là khó chịu, cảm giác khô, rát bỏng, người bệnh như thấy có dị vật, hạt sạn trong mắt, nhìn khi mờ khi tỏ, ngứa, sợ ánh sáng, đỏ mắt, tăng tiết nhầy, chảy nước mắt. Những triệu chứng này đôi khi rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm kết mạc (đỏ, đổ ghèn) hay viêm giác mạc (đỏ, sợ ánh sáng) nhưng 2 bệnh này cấp tính, lây lan nhanh, nhức nhối và cũng nhanh hết hơn khô mắt.

Khi có những dấu hiệu trên kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến những cơ sở y tế hay chuyên khoa về mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bởi đây không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh loét giác mạc.

Để xác định đúng bệnh này, người bệnh sẽ được bác sỹ chuyên khoa mắt thăm hỏi quá trình diễn tiến bệnh và khám mắt dưới kính hiển vi, đồng thời người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt để có thể chẩn đoán rõ ràng, chính xác. 

Khô mắt không chỉ là bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thị lực, nên việc điều trị đòi hỏi phải kết hợp nhiều liệu pháp. Những liệu pháp điều trị thường được áp dụng là: Vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, chườm nóng lạnh, dinh dưỡng, đeo kính giữ ẩm, nước mắt nhân tạo. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Ngoài ra, một phương pháp được khá nhiều người bệnh tin dùng hiện nay đó là sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt như: Lutein, zeaxanthin, kẽm, vitamin B2... Lưu ý: Khi sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.

Thùy Trang H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt