Đạp xe giúp người bệnh phục hồi sức khỏe sau khi mắc viêm phổi
Chăm sóc người già viêm phổi như thế nào?
Rét đậm rét hại, người già lao đao vì viêm phổi
Viêm phế quản do ô nhiễm không khí
Uống trà trị bệnh viêm phế quản, khó tiêu, viêm đường tiết niệu
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trả lời:
Chào bác!
Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, tập luyện đúng cách rất quan trọng với những người đang trong giai đoạn hồi phục. Thể dục giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả, từ đó làm giảm cảm giác khó thở và mỏi mệt.
Ở độ tuổi của mình, bác có thể luyện tập vận động tay chân nhẹ nhàng từ 30 - 60 phút mỗi ngày. Những bài tập mà bác có thể áp dụng là đi bộ, đạp xe ngoài trời vào buổi chiều. Đơn giản hơn, bác có thể thực hiện tại gia bằng các động tác ngồi đứng, đi vòng quanh nhà hoặc lên xuống cầu thang.
Không ăn quá no trong vòng 1 - 2 giờ trước khi tập. Lưu ý khởi động làm nóng cơ thể bằng các động tác vận động tại chỗ. Giữa thời gian tập nên có thời gian nghỉ ngắn tại ghế, xoa bóp và xoay nhẹ nhàng các khớp cổ tay cổ chân cho đỡ mỏi. Nên mang theo chai nước để uống khi khát. Sau khi tập, cũng cần thực hiện các bài tập thư giãn trước khi nghỉ ngơi.
Nếu xuất hiện tình trạng khó thở trong thời gian tập luyện, bác cần thở chậm lại, tăng cường thời gian hít vào để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Cần ngừng tập nếu có các triệu chứng đau ngực, tình trạng khó thở không cải thiện, đau chân, cảm thấy choáng váng, hoa mắt, ra nhiều mồ hôi...
Quá trình tập luyện cần phải kiên nhẫn, tập thể dục chỉ bắt đầu có hiệu quả khi bác thực hiện một cách đều đặn ít nhất sau vài tuần.
Cuối cùng, nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiếp tục tập vận động, thông báo sớm cho bác sỹ nếu gặp phải những triệu chứng bất thường. Tốt nhất, nên tham gia tập luyện ở những đơn vị phục hồi chức năng hô hấp ở địa phương để được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.
Chúc bác nhiều sức khỏe!
Bình luận của bạn