Tăng huyết áp có thể khiến bệnh nhân bị suy giảm thị lực
Vitamin B3 giúp làm chậm tiến triển bệnh tăng nhãn áp
Dự đoán nguy cơ mất thị lực khi bị tăng nhãn áp thế nào?
Người bị tăng nhãn áp có nên tập yoga?
Công nghệ mới giúp chẩn đoán tăng nhãn áp “chuẩn” hơn
Tiến sỹ Anil Kumar Bathula - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Maxvision ở Hyderabad, Ấn Độ, trả lời:
Chào bạn!
Hầu hết mọi người nghĩ rằng, áp lực ở mắt tăng là do huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, không phải ai trường hợp nào bị tăng nhãn áp cũng là do tăng huyết áp. Huyết áp là áp lực của máu lên trên thành động mạch. Huyết áp ở người bình thường là 120/80mmHg. Tuy nhiên, khi áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao thì tim sẽ gặp khó khăn trong việc bơm máu và gây tăng huyết áp. Trong khi đó, tăng nhãn áp là bệnh lý ở mắt, xảy ra khi áp lực trong mắt hay còn được gọi là áp lực nội nhãn (IOP) tăng cao.
Bình thường trong mắt sẽ có sự cân bằng áp suất giữa dịch mắt tiết ra và dịch mắt thoát đi. Tuy nhiên khi quá trình cân bằng này bị đảo lộn: Lượng dịch mắt thoát đi không đủ so với dịch mắt tiết ra sẽ gây ra sự tăng áp suất ở mắt. Nếp áp lực nội nhãn nằm trong khoảng 12 – 22mmHg thì mắt bệnh nhân vẫn bình thường, nếu kết quả này cao hơn thì bệnh nhân có bị nguy cơ bị tăng nhãn áp.
Tuy nhiên, tăng huyết áp cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp, vì tăng huyết áp trong thời gian dài có thể gây tổn thương mạch máu mắt. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp khi bị tăng huyết áp, người bệnh nên kiểm soát huyết áp của bạn bằng thuốc theo lời khuyên của bác sỹ. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp hoặc có áp lực mắt tăng cao thì hãy thăm khám bác sỹ nhãn khoa 6 tháng/lần. Bởi vì nếu không được khám và điều trị kịp thời, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Nếu bị tăng nhãn áp, bác sỹ có thể tư vấn cho bạn cách kiểm soát áp lực mắt và ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp tiến triển nặng lên.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn