Dễ mù khi bị mất thị lực ngoại biên

Mất thị lực ngoại biên khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

7 cách đơn giản làm giảm co giật mí mắt

Mất thị lực do đái tháo đường tăng đến mức báo động

Đột nhiên mờ mắt, thị lực kém là làm sao?

Tình trạng trẻ mất thị lực do chấn thương gia tăng

Thị lực ngoại biên chịu trách nhiệm phát hiện sự chuyển động ở ngoài rìa tầm nhìn của chúng ta và giúp nhận biết bất cứ sự nguy hiểm nào đang đến gần. Mất thị lực ngoại biên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây mù lòa. 

Nguyên nhân nào gây mất thị lực ngoại biên?

Nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực ngoại biên là tổn thương thần kinh thị giác do tăng nhãn áp. Khi bị tăng nhãn áp, áp lực trong mắt sẽ tăng bất thường và là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực ngoại biên. Các triệu chứng tiến triển chậm, do đó người bệnh hầu như không phát hiện triệu chứng, hoặc thấy mất dần tầm nhìn ngoại biên dẫn đến hiện tượng "tầm nhìn đường hầm" hoặc khả năng chỉ nhìn thẳng về phía trước. Khi thấy thị lực đột nhiên bị suy giảm, chứng tỏ tổn thương mắt đã khá nặng nề. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù.

Tăng nhãn áp là nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực ngoại biên

Viêm võng mạc sắc tố cũng là nguyên nhân thường gặp gây mất thị lực ngoại biên. Đây là một bệnh thoái hóa võng mạc có tính di truyền, gây suy giảm thị lực ngoại biên nghiêm trọng dẫn đến mù lòa. Sự tiến triển của bệnh này không giống nhau ở tất cả mọi người. Một số trường hợp, triệu chứng biểu hiện từ khi còn nhỏ, những người khác triệu chứng chỉ xuất hiện khi trưởng thành. Nói chung, bệnh bắt đầu càng muộn, thị lực suy giảm càng nhanh.

Một cơn đột quỵ hay chấn thương đầu cũng có thể làm tổn thương phần não và dây thần kinh thị giác khiến người bệnh không thể nhìn thấy vật một cách rõ ràng. Ngoài ra, tắc tĩnh mạch võng mạc cũng khiến người bệnh bị mất thị lực ngoại biên. Khi tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn máu sẽ không vận chuyển đến mắt được khiến các dây thần kinh thị giác bị tổn thương và gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa cho người bệnh.

Làm sao phát hiện mất thị lực ngoại biên 

Nếu bạn đột ngột bị mất thị lực ngoại biên thì hãy đi khám bác sỹ ngay không nên trì hoãn vì để lâu sẽ khiến bệnh nhân mất thị lực vĩnh viễn. Khi đến gặp bác sỹ nhãn khoa bạn sẽ được thực hiện một số bài kiểm tra những điểm mà mắt có thể nhìn thấy được. Nếu bạn bị bệnh về mắt, các bác sỹ nhãn khoa có thể lặp lại bài kiểm tra này định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sự thay đổi thị lực.

Nếu có dấu hiệu nhìn mờ người bệnh nên đi khám mắt ngay

Làm gì khi bị mất thị lực ngoại biên

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi chứng mất thị lực ngoại biên nhưng bạn có thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ gây mất thị lực ngoại biên hoặc làm cho bệnh tiến triển chậm lại.

Phòng bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp có thể tấn công bất cứ ai. Nếu bạn là người Mỹ gốc Phi, trên 60 tuổi, hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu đi khám mắt định kỳ và có biện pháp phòng ngừa từ trước.

Phòng một số bệnh về mắt giúp giảm nguy cơ mất thị lực ngoại biên

Với bệnh viêm võng mạc sắc tố hiện nay chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm võng mạc sắc tố, nhưng cũng có một số phương pháp điều trị đang được thực hiện ở một số nước. Để làm chậm tiến triển của căn bệnh, có thể uống liều cao vitamin A theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa mắt. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy, việc bổ sung một liều lượng vitamin A thích hợp có thể trì hoãn mù lòa lên đến 10 năm trên một số bệnh nhân trong những giai đoạn nhất định của bệnh.

Nếu bạn bị mất thị lực ngoại vi vĩnh viễn, bạn nên đến gặp bác sỹ nhãn khoa để được tư vấn về loại kính mắt đặc biệt nhằm cải thiện tầm nhìn. Nếu bạn bị giảm tầm nhìn ngoại biên thì bạn nên cẩn trọng khi lái xe vì bạn không thể quan sát được những gì đang diễn ra xung quanh vì thế dễ gặp tai nạn.

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt