- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Tăng nhãn áp có thể dẫn tới mù lòa
Những cách tự nhiên điều trị khô mắt hiệu quả
Vitamin B3 giúp làm chậm tiến triển bệnh tăng nhãn áp
TPCN nào giúp khắc phục tăng nhãn áp?
Bị tăng nhãn áp có nên phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành xác định dấu hiệu tổn thương các tế bào trong mắt để theo dõi sự tiến triển của tăng nhãn áp (galucoma) và hiệu quả điều trị bệnh này.
GS.TS Rajendra S. Apte - một chuyên gia nhãn khoa cho biết: “Chưa có cách nào đáng tin cậy để dự đoán bệnh nhân tăng nhãn áp có nguy cơ bị mất thị lực cao không. Nhưng chúng tôi đã xác định được một dấu hiệu sinh học có vẻ tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh này. Các xét nghiệm tăng nhãn áp khác đo lường sự chết tế bào - quá trình không thể đảo ngược, nhưng nếu chúng ta có thể xác định được khi nào các tế bào bị áp lực, thì đây chính là tiềm năng để cứu những tế bào này, ngăn ngừa mất thị lực”.
Bệnh tăng nhãn áp ảnh hưởng tới hơn 60 triệu người và là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa trên toàn thế giới. Bệnh thường bắt đầu âm thầm, xảy ra mất thị lực ngoại biên dần dần đến nên ít khi được chú ý tới. Nhiều bệnh nhân chỉ bắt đầu điều trị khi thị lực bị tổn hại nặng nề. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị, chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt nhằm giảm áp lực trong mắt không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ các tế bào hạch trong võng mạc (những tế bào bị hủy hoại do tăng nhãn áp) và dần dần sẽ dẫn đến mất thị lực.
TS. Apte cho rằng, tất cả các phương pháp điều trị hiện nay đối với bệnh tăng nhãn áp đều chỉ nhằm giảm áp lực trong mắt để giảm hoại tử tế bào và không bảo vệ trực tiếp các tế bào hạch.
Các chuyên gia về tăng nhãn áp cố gắng theo dõi sự mất thị lực do chết tế bào hạch bằng việc kiểm tra trường nhìn (visual field testing - sử dụng ánh sáng nhấp nháy để kiểm tra). Theo BS. Norimitsu Ban, khi thị lực bị mất, bệnh nhân thấy ít ánh sáng nhấp nháy hơn ở vùng ngoại biên. Nhưng xét nghiệm này không phải lúc nào cũng hoàn toàn đáng tin cậy, đặc biệt ở người cao tuổi.
BS. Norimitsu Ban đánh giá, việc tìm ra một dấu hiệu tổn thương tế bào trong mắt sẽ là một cách đáng tin cậy hơn nhiều để theo dõi sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.
“Chúng tôi rất may mắn có thể xác định được một gene là dấu hiệu của áp lực đối với các tế bào hạch trong võng mạc chuột, động vật gặm nhấm và người”, BS. Ban nói.
Khi nghiên cứu các mô hình tăng nhãn áp trên chuột, các nhà nghiên cứu đã xác định được một phân tử trong mắt gọi là GDF15- mức độ của phân tử tăng lên khi vật thí nghiệm già đi và bị tổn thương thần kinh thị giác.
Hơn nữa, ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy họ đều có GDF15 trong chất lỏng của mắt.
BS. Apte cho biết: “Các dấu hiệu GDF15 cao đáng kể ở những bệnh nhân tăng nhãn áp. Dường như, chúng tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng nhãn áp. Rõ ràng, chúng là dấu hiệu của áp lực trong các tế bào võng mạc”.
Nói cách khác, GDF15 có vẻ là dấu hiệu báo trước sự chết của tế bào trong tương lai chứ không phải là một phân tử làm hỏng tế bào.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã không thể theo dõi mức GDF15 xuyên suốt (vì chất lỏng từ mắt chỉ được lấy ra một lần), mà chỉ có thể đo các dấu hiệu sinh học tại một số thời điểm để xác định xem liệu mức độ của nó có tăng khi bệnh tiến triển hay không.
Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết liệu mức GDF15 cuối cùng có giảm ở những người bị mất thị lực đáng kể do bệnh tăng nhãn áp hay không. Theo lý thuyết, khi hầu hết các tế bào hạch ở võng mạc chết đi thì mức độ GDF15 cũng giảm đi.
BS. Apte cho hay: “Chúng tôi quan tâm đến việc nghiên cứu và lấy mẫu dịch từ mắt trong vài tháng hoặc nhiều năm để tìm hiểu tiến triển của bệnh tăng nhãn áp với mức độ của dấu hiệu GDF15. Chúng tôi cũng muốn biết liệu mức GDF15 có thể thay đổi sau khi điều trị để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để ngăn chặn mù lòa do tăng nhãn áp”.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tăng nhãn áp có thể tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc những sản phẩm chứa những chất hay thảo dược sau để hỗ trợ điều trị tăng nhãn áp hiệu quả: Hoàng đằng, Quercetine, ALA, Lutein, Zeaxanthin...
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh về mắt khác...
Bình luận của bạn