Vitamin B3 có thể ngăn ngừa tăng nhãn áp, giảm nguy cơ mù lòa
Người bị tăng nhãn áp có nên tập yoga?
TPCN nào giúp khắc phục tăng nhãn áp?
Công nghệ mới giúp chẩn đoán tăng nhãn áp “chuẩn” hơn
Bị tăng nhãn áp có nên phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, các nhà khoa học đã nghiên cứu những con chuột bị biến đổi gene phát triển bệnh tăng nhãn áp. Họ nhận thấy khi được bổ sung vitamin B3 vào nước uống, những con chuột này đã giảm tiến triển bệnh.
Các nhà khoa học nhận thấy, vitamin B3 có thể ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp tiến triển bằng cách làm tăng khả năng trao đổi chất của các tế bào mắt đã bị lão hóa, giữ cho chúng có thể hoạt động hiệu quả trong thời gian dài hơn.
Vitamin B3 có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp
Dù trong nghiên cứu các vitamin được bổ sung thêm vào nước uống, các nhà khoa học cho rằng việc tiêm một liều vitamin B3 duy nhất vào mắt cũng có thể đem lại kết quả tương tự. Điều này có thể có lợi cho những người cao tuổi, đặc biệt là những người không nhớ được phải uống thuốc hàng ngày.
Được biết, với các biện pháp điều trị hiện nay, có 15% bệnh nhân bị tăng nhãn áp sẽ bị mù lòa ít nhất 1 mắt trong vòng 20 năm kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, theo báo cáo của Mayo Clinic. Mặc dù có các biện pháp làm chậm tiến triển bệnh tăng nhãn áp, một khi thị lực đã mất mất đi sẽ không thể phục hồi.
Việc sử dụng vitamin B3 sẽ giúp giữ cho các tế bào mắt không bị suy yếu dần – nguyên nhân cơ bản dẫn tới phát triển bệnh tăng nhãn áp. Các nhà khoa học sẽ sớm tiến hành nghiên cứu thêm trên người. Nếu thành công, đây có thể là một biện pháp điều trị tăng nhãn áp mới an toàn và tiết kiệm hơn các biện pháp điều trị hiện nay.
Những người chưa mắc bệnh nên cẩn thận với các dấu hiệu tăng nhãn áp như: Xuất hiện các đốm đục trong tầm nhìn, đau đầu, đau mắt, buồn nôn và nôn mửa, mờ mắt, mắt bị đỏ, xuất hiện vòng hào quang quanh các nguồn sáng.
Ở các giai đoạn cuối, tầm nhìn của người bệnh có thể bị thu hẹp, chỉ có thể nhìn thấy các vật ở trước mặt mà không thể nhìn thấy hai bên. Để phòng bệnh hiệu quả, những người trên 40 tuổi nên khám tầm soát bệnh 4 năm/lần; người trên 60 tuổi nên tầm soát bệnh 2 năm/lần.
Bình luận của bạn