Hướng dẫn mới nhất với người nhập cảnh, Hà Nội mở lại phố đi bộ Hồ Gươm

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 16/3

Bình Dương tạm ngưng công bố số ca mắc mỗi ngày

Trẻ mắc COVID-19 tại TP.HCM tăng, F0 có được ra khỏi nhà không?

Tình hình dịch COVID-19 thế giới tuần qua có gì nổi bật?

6 gợi ý cho kỳ nghỉ kết hợp hồi phục sức khỏe sau đại dịch COVID-19

Trong ngày 15/3, Hà Nội và Nghệ An là 2 địa phương có số lượng ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca nhiễm. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca. Trong đó, 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Theo văn bản mới nhất của Bộ Y tế hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh, người nhập cảnh vào Việt Nam cần kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng RT-PCR hoặc test nhanh (trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm), khai báo y tế, sử dụng PC - COVID-19.  

Sau gần một năm tạm dừng vì dịch bệnh COVID-19, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ mở lại các không gian đi bộ từ ngày 18/3. Người dân đến đây cần áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định, đặc biệt là tuân thủ 5K.

Từ hôm qua (15/3), các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống ở Hà Nội được phép hoạt động bình thường, không phải đóng cửa trước 21h như trước. Đây là một trong những biện pháp của TP. Hà Nội về thích ứng an toàn và mở cửa trở lại các hoạt động du lịch.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa thông báo chiêu sinh lớp đào tạo liên tục "An toàn tiêm chủng" dành cho nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng hoặc nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục về "An toàn tiêm chủng". Sau khi học viên hoàn tất chương trình, kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu sẽ được HCDC cấp chứng chỉ đào tạo liên tục "An toàn tiêm chủng" theo quy định của Bộ Y tế.

Diễn biến dịch trong tỉnh Hà Nam vẫn đang phức tạp với số ca mắc mới mỗi ngày lên tới hàng nghìn ca. Do số ca mắc COVID-19 tăng vọt, Sở Y tế tỉnh Hà Nam và các Trung tâm Y tế đã cử cán bộ tăng cường cho các trạm y tế hỗ trợ bệnh nhân cách ly, điều trị…

Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Nam vừa phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam và phòng Y tế TP. Phủ Lý kiểm tra, phát hiện xe ô tô đang vận chuyển 7.200 viên thuốc con nhộng, vỏ hộp và vỉ thuốc đều ghi chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ. Chủ hàng cho biết, số thuốc trên là thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 mua trôi nổi trên mạng xã hội về bán kiếm lời. Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số thuốc trên. Theo BS. Lại Xuân Dũng - Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, việc sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sỹ, thuốc lậu không những gây lãng phí, tốn kém về kinh tế của gia đình, tạo cơ hội cho đầu cơ, trục lợi mà còn gây hại cho chính sức khỏe người dùng, thậm chí làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra những biến chứng khó lường sau này.

Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 tại Đồng Nai mới chỉ đạt 49,80%, thời gian tới, ngành Y tế sẽ tăng tốc tiêm mũi 3, ưu tiên cho người nguy cơ cao, công nhân...

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa cấp cứu thành công cho một cụ ông 95 tuổi nguy kịch do tai nạn giao thông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cổ chân phải gãy trật hở khớp phức tạp: Vỡ mắt cá trong, vỡ phức tạp đầu dưới xương mác và có kết quả dương tính với COVID-19. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính, sức khỏe ổn định và sẽ được xuất viện về nhà hôm nay (16/3).

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn