Viêm ống thận cấp là bệnh lý thường gặp, gây tổn thương chủ yếu làhoại tử cấp tế bào ống thận (nên còn được gọi là bệnhhoại tử ống thận cấp hoặc bệnh ống thận kẽ cấp).
Bác sĩ CKII Nguyễn Thúy Quỳnh Mai,Trưởng đơn vị lọc máu thuộc Khoa Nội thận Miễn dịch Ghép,Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cho biết, biểu hiện bệnh chủ yếu là ít hoặc không có nước tiểu.Đôi khi bệnh được phát hiện qua biến chứng nặng khác như tăng huyết áp, phù phổi hoặc rối loạn nước điện giải trong cơ thể, hoặc có hội chứng tăng urê máu.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Ảnh: Minh Thùy |
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm ống thận cấp, có thể chia làm 3 nhóm lớn:
Sau thiếu máu:
Tất cả những nguyên nhân làm giảm tưới máu kéo dài đều có thể gây thiếu máu ở thận và gây thương tổn dưới dạng hoại tử ống thận, được chia làm 2 nhóm:
- Sốc giảm thể tích máu: Sau mổ, sau chấn thương, bỏng, sẩy nạo thai, mất nước, mất muối, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sốc tim.
- Thường gặp do tác dụng phụ của một số thuốc khi sử dụng trên một vài cơ địa đặc biệt: Thuốc kháng viêm không steroids, thuốc hạ áp, thuốc ức chế men chuyển - ức chế thụ thể khi sử dụng ở bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên.
Do ngộ độc:
Có thể trực tiếp lên trên tế bào ống thận hoặc gián tiếp lên cơ chế mạch máu và từ đó gây thiếu máu thận. Các nguyên nhân gây độc thường gặp:
- Các thuốc kháng sinh, nhất là nhóm Aminosides, độc nhất là Néomycin, các loại khác ít độc hơn như Streptomycine, Kanamycine, Gentamycine. Các céphalosporine độc với thận nhất là Céfaloridine.
-Các sản phẩm iod cản quang.
-Các thuốc chống ung thư: Ciplastine, Ciclosporine, Interféron.Một số thuốc khác như Phenylbutazone, các thuốc thuốc khác như Phenylbutaz.
-Các hóa chất như Tetra Cloruacarbon (CCl4), cồn Mêthylic.
-Độc tố của sinh vật như: mật cá trắm, cá mè, cá chép, mật cóc.
Dị ứng:
Còn gọi là viêm thận kẻ cấp dị ứng thường gặp do: Méthicilline, Pénicilline, kháng viêm không Steroides, thuốc lợi tiểu, Cimétidine.
Ngày nay, phương pháp lọc máu ngoài thận đã giảm tỷ lệ tử vong xuống rất nhiều. Nếu được điều trị sớm, hợp lý và tiến triển tốt, bệnh nhân khỏi hẳn không để lại di chứng. Tuy nhiên, chức năng thận phục hồi chậm trong vài tháng.
Dinh dưỡng khi mắc bệnh
-Cố gắng ăn nhiều hơn.
-Dùng đường uống (ví dụ nước uống dinh dưỡng, bột protein...).
-Tìm những sản phẩm cung cấp calo và protein, natri, kali và phốt pho. Điều quan trọng là chọn đúng sản phẩm mà bệnh nhân sẽ uống.
-Ăn ít đạm và nhiều chất có năng lượng bằng glucid và lipid.
-Không ăn thức ăn nhiều kali như rau, quả.
-Hạn chế muối và nước, ngày chỉ dùng 500-700 ml nước.
-Cho ăn bằng ống sonde dạ dày.
Phòng ngừa mắc bệnh
-Thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là một số thuốc giảm đau liều lượng và tính chất chưa rõ rệt.
-Phải thận trọng khi truyền máu, phải kiểm tra, đối chiếu kỹ nhóm máu trước khi truyền.
Bình luận của bạn