Bác sĩ CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt (phải) và bác sĩ Trần Huy Phước thực hiện nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống mềm cho ông T.Đ.B - Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
ĐT Việt Nam thua đậm Malaysia, HLV Kim Sang-sik có sai lầm?
Hướng dẫn chạy bộ zone 2 để cải thiện sức bền
Tập thể dục đổ mồ hôi ảnh hưởng đến bệnh eczema ra sao?
7 thay đổi nhỏ giúp bạn cải thiện tư thế
Ông T.Đ.B. (50 tuổi, TP.HCM) đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám do ho kéo dài và đau mỏi người suốt 2 tuần. Sau khi siêu âm và chụp CT, ông được chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cũng cho thấy ông có một viên sỏi lớn ở thận phải kích thước 35 mm, cùng một viên sỏi nhỏ hơn (5 mm) ở niệu quản trái đoạn chậu.
“Trường hợp này, sỏi thận lớn nhưng không gây đau đớn, nếu không đi khám vì ho sẽ không phát hiện ra sỏi thận kích thước lớn đang diễn tiến âm thầm, gây ứ nước độ 2 ở thận” – bác sĩ CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.
Sau khi đánh giá kỹ, bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp như: nội soi tán sỏi ngược dòng (không vết mổ), nội soi hông lưng lấy sỏi (3 vết mổ), tán sỏi qua da (1 vết mổ). Ông B. lựa chọn nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống mềm – kỹ thuật hiện đại, không cần mổ, không đau, có thể giải quyết đồng thời toàn bộ sỏi trong cơ thể, thời gian hồi phục nhanh.
Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm đưa từ niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài), qua bàng quang và niệu quản (ống từ thận dẫn nước tiểu vào bàng quang) để tiếp cận đến thận. Sau đó dùng tia laser phá vụn viên sỏi thành hàng nghìn mảnh nhỏ li ti, đồng thời bơm rửa và hút sạch ra ngoài. Nhờ ống soi mềm linh hoạt, bác sĩ dễ dàng tiếp cận vùng bể thận và xử lý sỏi hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp có sỏi hai bên và niệu quản hẹp như của ông B.
Sau ca nội soi, người bệnh phục hồi tốt, tình trạng thận ứ nước được cải thiện sớm, chức năng thận không bị ảnh hưởng.
Cũng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ông N.T.T. (60 tuổi, Vĩnh Long) đến khám sức khỏe tổng quát để làm hồ sơ du lịch nước ngoài thì tình cờ phát hiện sỏi san hô ở thận trái. Viên sỏi lớn gần 5 cm, có nhiều nhánh xù xì, lấp đầy các đài bể thận, cản trở lưu thông nước tiểu, gây ứ nước độ 3 – mức độ nặng.
Theo bác sĩ Đạt, viên sỏi này có thể đã hình thành từ nhiều năm trước nhưng không được phát hiện, dẫn đến nước tiểu bị giữ lại lâu ngày trong thận, khiến thận giãn to, tổn thương nghiêm trọng và dễ dẫn tới suy thận nếu không can thiệp kịp thời.
Ekip bác sĩ quyết định thực hiện phương pháp tán sỏi qua da: rạch một đường nhỏ tại vùng hông lưng có sỏi, tạo đường hầm từ da đến thận, đưa máy nội soi và dây phát năng lượng laser vào để tán sỏi. Sau đó, các mảnh sỏi bị phá vỡ được hút ra ngoài.

Cần chủ động theo dõi, kiểm tra sức khỏe thận định kỳ
Theo khảo sát của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thuộc khu vực “vành đai sỏi”, với tỷ lệ mắc bệnh sỏi Tiết niệu cao do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm, địa lý, di truyền và chế độ ăn uống. Riêng tại Việt Nam, sỏi thận chiếm tới 40% các trường hợp sỏi tiết niệu.
Bác sĩ Đạt cảnh báo, sỏi thận là bệnh lý diễn tiến âm thầm, thường không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi còn nhỏ, sỏi có thể tự đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu sỏi lớn dần, người bệnh có thể bị đau quặn thận, tắc nghẽn niệu quản, bể thận, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí suy thận mạn tính nếu không phát hiện và xử lý sớm.
Để phòng ngừa và hạn chế tái phát sỏi tiết niệu, người dân nên:
- Uống đủ nước mỗi ngày để pha loãng nước tiểu, giảm nồng độ khoáng chất dễ gây sỏi.
- Hạn chế ăn mặn, thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.
- Tránh các thực phẩm nhiều oxalat như rau bina, củ cải, chocolate, đậu phộng…
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, vận động đều đặn.
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt hệ tiết niệu, dù không có triệu chứng.
Bình luận của bạn