Muốn “dùng” probiotics tốt nhất, cần có prebiotics!

Prebiotics là nguồn dinh dưỡng hay nhiên liệu cho các vi khuẩn có lợi trong ruột

Có cần dùng thêm prebiotic khi sử dụng các sản phẩm bổ sung probiotic?

Probiotics và Prebiotics có vai trò gì với sức khỏe?

6 lợi ích của prebiotic - nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột

Bổ sung chất xơ prebiotics có lợi cho trẻ thừa cân, béo phì

Về cơ bản, prebiotics là nguồn dinh dưỡng hay nhiên liệu cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Prebiotics - trong đó chất xơ là phổ biến nhất - là carbohydrate nuôi các vi khuẩn tốt cư trú trong ruột của chúng ta.

Cải thiện sức khỏe đường ruột và cải thiện tiêu hóa

Prebiotics có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Vì chúng là thức ăn cho probiotics, nên giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, cải thiện tiêu hóa. Khi vi khuẩn đường ruột chuyển hóa các chất xơ không tiêu hóa được từ thực phẩm, sẽ tạo ra các acid béo chuỗi ngắn.

Acid béo chuỗi ngắn giúp cải thiện sức khỏe của niêm mạc ruột, điều chỉnh nồng độ chất điện giải trong cơ thể để tiêu hóa hợp lý, giảm các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón. Một báo cáo năm 2012 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, prebiotics cùng với probiotics có thể giúp điều trị nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm: Tiêu chảy (đặc biệt là tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh), bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích...

Bổ sung cả probiotics và prebiotics sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Tiêu thụ các thực phẩm có chứa prebiotic dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện khả năng miễn dịch, giảm mức độ của một số enzyme gây ung thư và các chất chuyển hóa của vi khuẩn trong ruột.

Prebiotic và probiotics cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm độ pH trong ruột để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh và vi khuẩn có hại. Trong đó, prebiotic có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn tốt trong ruột. Điều này sẽ giúp ích khi điều trị bệnh do nhiễm virus, dị ứng, bệnh chàm và rối loạn đường ruột.

Giảm nguy cơ viêm nhiễm

Prebiotic có thể giúp giảm viêm - nguyên nhân của nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường, ung thư, béo phì... Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, môi trường đường ruột khỏe mạnh hơn có thể "tắt" các phản ứng tự miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn và điều chỉnh các chức năng miễn dịch kiểm soát viêm nhiễm.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều prebiotics có thể làm giảm glycation (làm tăng các gốc tự do, gây viêm và giảm kháng insulin, tất cả đều có thể góp phần gây ra bệnh tim). Prebiotics có đặc tính làm giảm cholesterol, có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim cũng như các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp. Chúng cũng có thể cân bằng mức độ chất điện giải và khoáng chất của cơ thể, bao gồm kali và natri, chịu trách nhiệm kiểm soát huyết áp.

Giúp giảm cân

Nghiên cứu năm 2002 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy, thực phẩm giàu prebiotics làm tăng cảm giác no, ngăn ngừa béo phì và giảm cân. Prebiotics giúp giảm sản xuất ghrelin - đây là hormone chịu trách nhiệm kích thích cơn đói.

Tốt cho xương

Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy prebiotics giúp tăng cường hấp thu khoáng chất trong cơ thể, bao gồm magne, sắt và calci. Tất cả những điều này đều giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương và gãy xương.

Điều chỉnh nồng độ hormone và tâm trạng

Sức khỏe đường ruột có liên quan mật thiết đến sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm. Ruột giúp hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, cuối cùng được sử dụng để hỗ trợ các chức năng dẫn truyền thần kinh tạo ra các hormone (như serotonin) kiểm soát tâm trạng và giúp giảm căng thẳng. Prebiotics còn giúp giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể.

Trong khi probiotics thường được tìm thấy trong thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, kimchi và kombucha, thì prebiotics thường được tìm thấy trong một số loại rau, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn tinh bột kháng như chuối xanh.

Với các thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng, bạn nên chú ý đến cả probiotics và prebiotics trong danh mục thành phần, để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất