Khi nào không nên tắm?

Tắm là sự thả lỏng và thư giãn cơ thể. Các nhà khoa học đã khẳng định giữ vệ sinh và mát xa thường xuyên cho da là điều rất cần thiết cho sức khỏe con người. Khi tắm, các loại bụi bặm và chất cặn bã của tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết sẽ được làm sạch. Đồng thời chất sừng, các tế bào già và chết cũng sẽ được rửa trôi, nhường chỗ cho các tế bào da mới. Do đó, mỗi lần tắm là một lần làn da của bạn được tái tạo và trở nên tươi mới hơn.

Tắm cũng mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe con người. Nhưng để tắm đúng cách thì bạn cần biết những việc cần tuyệt đối tránh trước và sau khi tắm như sau:



Không nên tắm khi...

Mệt mỏi


Nhiều người nghĩ rằng, đi tắm khi mệt mỏi có thể làm cơ thể sảng khoái hơn. Trên thực tế, khi mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Tắm, đặc biệt là tắm nước lạnh, có thể làm bạn càng mệt mỏi, cảm lạnh, thậm chí là ngất xỉu.

Đặc biệt, khi mệt mỏi, bạn không nên tắm bằng xà phòng. Xà phòng có chứa nhiều kiềm mạnh, khi thâm nhập vào da chúng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi. Bất kể là mệt mỏi do lao động chân tay hay trí óc, hãy nghỉ ngơi để cơ thể trở về trạng thái cân bằng rồi mới đi tắm.

Huyết áp thấp

Khi bị huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiều người chọn cách tắm nước nóng để cải thiện tình hình. Đây là một thói quen phản khoa học. Nước nóng cao hơn nhiệt độ cơ thể lúc này có thể sây sốc đột ngột bởi nhiệt độ cao có thể gây giãn tĩnh mạch. Cơ thể chúng ta sẽ càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Hãy nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi rồi mới đi tắm.

Vận động mạnh ra nhiều mồ hôi

Thông thường, sau khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, mồ hôi thoát ra nhiều hơn. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, lỗ chân cũng mở rộng hơn. Do vậy, nếu bạn tắm luôn lúc này, nước hoặc hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông vào da và trong cơ thể làm cho bạn dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ho, sốt hoặc có nguy cơ viêm phổi.

Nhiệt độ cơ thể tăng lên, nếu bạn tắm ngay lập tức sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. Với những người có sức khỏe yếu, cơ thể không thích nghi kịp thời với sự thay đổi này sẽ gây ra nguy cơ choáng, ngất, thiếu máu lên não (do máu dồn về da), thậm chí dẫn đến đột quỵ...

Ăn quá no hoặc để bụng đói

Sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng đồng hồ mới đi tắm. Nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến cho dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa không tiết ra kịp để tiêu hóa thức ăn, các mạch máu cũng to lên khiến cho việc lưu thông máu có thể bị cản trở. Lúc này, lưu lượng máu chảy tới hệ tiêu hóa không đủ khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để tăng cường máu tới bộ phận này. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Nếu bạn đang đói thì cũng không nên tắm. Khi đói, lượng đường huyết trong cơ thể giảm, nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, nếu bạn tắm ngay có thể dẫn tới tình trạng choáng, ngất.

Uống rượu

Rượu bia chứa nhiều chất kích thích, làm ức chế sự hoạt động chức năng của gan và tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, khiến cho tình trạng say sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng.


Tắm ngay sau khi uống rượu bia còn khiến cơ thể không kịp bổ sung lượng đường tiêu hao trong máu, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh. Do vậy, không nên tắm ngay sau khi say.

Ngay sau khi ăn

Tắm sẽ làm cho các mao mạch trong cơ thể giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt, lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hoá bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Bạn chỉ nên tắm sau bữa ăn từ 1-3h.

Bị sốt

Khi sốt, nhiệt độ cơ thể lên cao, mức tiêu thụ calo của cơ thể tăng nhanh. Tắm khi sức đề kháng của cơ thể xuống thấp là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, đột quỵ hoặc làm cơn sốt trở nên trầm trọng.

Khi quá đói

Khi đang đói thì lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất. Nếu tắm vào lúc này, cơ thể sẽ sẽ không có đủ năng lượng tiêu hao cần thiết, vì vậy, từ đó dễ gây chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Ban đêm

Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, người bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê. Những người tuyệt đối không nên tắm đêm là thai phụ, trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn “đèn đỏ”.

Những việc cần tránh sau khi tắm



Ngồi quạt mạnh hay điều hòa ở nhiệt độ thấp

Sau khi tắm, thân nhiệt giảm. Lúc này, bạn cần giữ ấm cho cơ thể chứ không phải ngồi quạt mạnh hay điều hòa ở nhiệt độ thấp. Nếu ngồi quạt hay điều hòa ngay có thể khiến cho cơ thể tiếp xúc với gió từ quạt hay điều hòa làm cho nhiệt độ cơ thể càng giảm, từ đó có thể gây nên co mạch đột ngột làm tăng huyết áp và thậm chí dẫn đến đột quỵ tử vong.

Uống đồ uống lạnh

Khi tắm, huyết quản đường ruột và dạ dày nở rộng hơn. Vì vậy, sau khi tắm, khi hệ thống các bộ phận này chưa trở lại bình thường mà uống nước lạnh ngay sẽ làm cho niêm mạc dạ dày, đường ruột bị tổn thương do gặp lạnh đột ngột. Sự tổn thương này có thể dẫn đến các bệnh lý ở dạ dày, đường ruột, ví dụ như đau hoặc loét dạ dày... Ngoài ra, cũng giống như ngồi quạt hay điều hòa, uống nước lạnh sau khi tắm có thể làm cho thân nhiệt càng giảm, các mao mạch co lại, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, dễ dẫn đến choáng, ngất.
vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp