Các nhà khoa học đã có lời giải cho câu hỏi kính lái xe ban đêm có tốt không?
Làm sao chọn kính râm giúp bảo vệ mắt khỏi nắng Hè?
Kính chống nắng cũng có hạn sử dụng?
Tác hại khôn lường do chọn nhầm kính râm
Chọn kính râm mùa hè: Không phải chuyện đơn giản
Một nhiên cứu mới được công bố trên Tạp chí JAMA Ophthalmology đã làm sáng tỏ điều này.
Theo đó, nhóm các nhà khoa học được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Alex Hwang tới từ Viện nghiên cứu mắt Schepens tại Bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts và Trường Y Harvard (Mỹ) đã tuyển dụng 22 tài xế tham gia tình huống mô phỏng lái xe ban đêm. Họ được đeo 3 nhãn hiệu kính lái xe ban đêm khác nhau và 1 lần đeo kính bình thường (có tròng trong suốt). Trong mỗi tình huống, đôi lúc họ phải đối mặt với ánh đèn pha chói lóa.
Nhiệm vụ của các tài xế là bấm còi ngay khi họ nhận thấy một “người đi bộ” đi dọc bên đường.
Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy các tài xế đã phát hiện ra người đi bộ khi đèn pha chiếu chói chậm hơn hơn một chút. Đeo kính đi đêm mắt vàng đã không phát huy vai trò gì để giảm thiểu điều đó.
4 tài xế lớn tuổi trong nghiên cứu đã bị ảnh hưởng đặc biệt bởi ánh sáng chói của đèn pha: Tăng thêm 1,5 giây thời gian phản ứng với tình huống, trong khi đó thời gian phản ứng ở tài xế trẻ là 0,3 giây. Một lần nữa, kính đi đêm đã không thể phát huy vai trò gì.
Điều đó có nghĩa là kính đi đêm có tròng kính màu vàng không cải thiện hiệu suất khi lái xe so với mắt kính trong suốt, kể cả khi các tài xế phải đối mặt với ánh đèn pha.
“Khi bạn đeo kính màu vào ban đêm tức là bạn đã tự giảm đi ánh sáng. Về cơ bản, nó giống như đeo kính râm vào ban đêm”, Hwang cho hay.
Trên thực tế, chiếc kính này còn có thể làm giảm một chút hiệu suất lái xe của các tài xế. Tuy nhiên, phát hiện này không có ý nghĩa thống kê vì mới chỉ được nghiên cứu trên nhóm nhỏ.
Giáo sư nhãn khoa Robert Massof tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) khẳng định “những quảng cáo về tác dụng của kính đi đêm đã không có các bằng chứng khoa học thỏa đáng”.
TS. Andrew Iwach, phát ngôn viên lâm sàng của Học viện Nhãn khoa Mỹ, cũng không ngạc nhiên với kết quả này. Ông cho hay các mắt kính màu hoặc “phân cực” có thể giúp chống chói vào ban ngày. Thế nhưng, nếu lái xe ban đêm - thời điểm ánh sáng yếu, bạn không nên đeo chúng vì chúng có thể hạn chế tầm nhìn của bạn.
TS. Iwach cho biết nếu bạn gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm, nên đi khám mắt may. Nếu bạn đang phải đeo kính, rất có thể đã đến lúc bạn cần một chiếc kính mới. Trong các trường hợp khác, khô mắt có thể là nguyên nhân gây ra những rắc rối khi lái xe buổi tối. Vì đồng tử giãn ra vào ban đêm, và không khí khô trong ô tô có thể gây khó chịu cho mắt vào ban đêm hơn là vào ban ngày. Đối với những tài xế lớn tuổi, đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng có thể là thủ phạm chính.
Nếu bạn không gặp các vấn đề về mắt trên, vẫn có một số biện pháp thực tế bạn có thể thực hiện để chống chói mắt khi lái xe, đơn giản nhất là lau kính chắn gió sạch sẽ, cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều này khả thi và tiết kiệm hơn rất nhiểu so với việc bỏ ra hơn 2 triệu đồng để đầu tư vào kính lái xe đêm.
Pham Duc
Cảm ơn Tiến sĩ TS. Andrew Iwach, phát ngôn viên lâm sàng của Học viện Nhãn khoa Mỹ đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tác dụng của kính đi đêm.