- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ nhỏ hiếu động dễ gặp tai nạn bỏng, cha mẹ cần sơ cứu kịp thời và đúng cách
Một vài biện pháp trị bỏng nhẹ có thể áp dụng tại nhà
Xử lý đúng cách khi trẻ bị bỏng nước sôi
Những quy tắc an toàn khi nấu nướng để tránh bị bỏng và cháy nổ
Người bị bỏng nên ăn gì và tránh ăn gì để không bị sẹo xấu?
Nguy cơ nhiễm trùng khi sơ cứu bỏng sai cách
Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận bé N.T.H. (31 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) trong tình trạng bị bỏng nước sôi.
Theo thông tin từ người nhà, bé bị bỏng do ngã vào nồi nước sôi trong lúc trêu đùa với anh trai. Nghe theo lời khuyên của hàng xóm, gia đình lấy nước mắm và rượu đổ lên người cho con để làm dịu vết bỏng, tránh phồng rộp. Tuy nhiên, khi trẻ đau đớn và loét nặng hơn, gia đình vội đưa con đến bệnh viện để chữa trị.
TS.BS Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, cho biết cháu H. bị bỏng nặng, diện tích bỏng lên tới 50% cơ thể, độ II, III thân chi. Bôi nước mắm và rượu vào vết bỏng khiến nơi tổn thương bị bào mòn càng nặng hơn, gây nhiễm trùng. Hành động này cũng khiến việc điều trị mất nhiều thời gian và trẻ đau đớn hơn.
Bệnh nhi được các bác sỹ xử trí tổn thương và điều trị tại bệnh viện
Tháng 11, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện điều trị trong tình trạng nhiễm trùng vết bỏng do đắp thuốc không rõ nguồn gốc. Nhiều bệnh nhân vùng bỏng đã hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài và tốn rất nhiều chi phí. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ không được cha mẹ sơ cứu đúng cách khi bỏng nhiệt.
Xử trí thế nào khi trẻ bỏng nhiệt?
TS.BS Thái Văn Bình khuyến cáo: Khi bị bỏng thì lớp da ở vùng bị bỏng đang rất mỏng và yếu, nguyên tắc chung để xử lý ban đầu vết thương là ngay lập tức xả ngay nước lạnh bình thường (tuyệt đối không dùng nước đá) vào vết bỏng trong 15 - 20 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, ngăn chặn tình trạng vết bỏng trở nên nặng hơn, tổn thương sâu hơn lớp biểu bì dưới da. Sau đó, đắp chỗ bỏng bằng gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh để bớt đau.
Sơ cứu bỏng không đúng cách có thể khiến vết bỏng thành sẹo ở da trẻ
Dưới đây là những việc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi sơ cứu trẻ bỏng nhiệt:
- Tuyệt đối không ngâm rửa vết thương bằng nước đá hay chà sát đá lạnh vì vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
- Không nên dùng các loại thuốc mỡ, nước mắm, rượu, lá cây, kem đánh răng... hoặc bất kỳ chất nào bôi vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách xử lý này chưa được chứng thực, trong khi đó, biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng.
- Không làm xước vết bỏng, làm vỡ các nốt phồng rộp vì làm như vậy có khả năng gây nhiễm trùng cao và vết thương để lại sẹo bỏng mất thẩm mỹ.
Trẻ dưới 5 tuổi cần được sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị bỏng nhiều hơn một khu vực ở cơ thể (đặc biệt là bộ phận sinh dục, mũi hoặc miệng) và có dấu hiệu khó thở, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Bỏng là tai nạn dễ gặp ở trẻ nhỏ hiếu động, đồng thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên phòng ngừa tai nạn bỏng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi bằng một số biện pháp sau:
- Theo dõi và kèm sát trẻ nhỏ đang học bò, học đi.
- Nhắc nhở và giải thích cho trẻ về những vật dụng có nguy cơ gây bỏng trong nhà như đồ điện, bếp, lò than, máy sưởi... Đặt các vật dụng nóng sôi, các chất dễ gây cháy, sinh lửa ngoài tầm với của trẻ.
- Kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ. Không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.
Bình luận của bạn