Không để "dịch chồng dịch" trong dịp Tết

Tăng cường phòng chống dịch bệnh; không để dịch chồng dịch trong dịp Tết - Ảnh minh họa.

Những món đồ trang trí nhà cửa dịp Tết Nguyên đán mang lại may mắn, tài lộc

Phố Hàng Mã ngập tràn sắc đỏ những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Không để thiếu thuốc, từ chối người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán 2022

Tháng Tết: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19

Thông báo số 7/TB-VPCP ngày 12/1/2023 của Văn phòng Chính phủ cho biết: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định dịch COVID-19 dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trong thời gian tới; giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại, thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Trong nước, tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát, kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả tốt; các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân đang từng bước được khắc phục có hiệu quả.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm 3 quan điểm chỉ đạo.

- Thứ nhất: Đặt tính mạng, sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, trước hết; chuẩn bị cho Nhân dân đón Tết an lành, mạnh khỏe, vui tươi, phấn khởi, không để ai bị bỏ lại phía sau.

- Thứ hai: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, tiếp tục thực hiện thông điệp “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”; trong đó đặc biệt coi trọng việc tiêm vaccine và ý thức người dân.

- Thứ ba: Chú trọng, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh.

Ban chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên thế giới và trong nước, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của dịch COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch. Đồng thời, tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, đậu mùa khỉ..., nhất là trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em; tiêm cho các đối tượng rủi ro cao, người có bệnh nền, chú trọng các địa bàn đông dân cư, khu công nghiệp… Ban Chỉ đạo các cấp và cấp ủy chính quyền gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm chủng; nếu để xảy ra hậu quả dịch bệnh thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ban Chỉ đạo các cấp, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện tổ chức tốt, bảo đảm điều kiện để Nhân dân đón Tết an lành, mạnh khỏe, vui tươi, phấn khởi, không để ai bị bỏ lại phía sau.

 
PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn