WHO cảnh báo biến thể XBB, XBB.1.5 sẽ dần chiếm ưu thế

Biến thể XBB, đặc biệt XBB.1.5 có khả năng lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 6/1/2023

TP.HCM ghi nhận sự xuất hiện biến thế phụ XBB của Omicron

Biến thể phụ XBB và XBC lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines

Vì sao XBB được coi là biến thể nguy hiểm nhất của COVID-19?

Từ khi bùng phát đến nay, virus SAR-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã liên tục biến đổi, đến nay đã ghi nhận trên 500 biến thể khác nhau. Bất cứ nơi nào có COVID-19 đang lưu hành, ở đó sẽ hiện diện nguy cơ gia tăng số ca mắc mới và sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm.

Trả lời phỏng vấn báo chí, TS Angela Pratt – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhận định: "Kể từ tháng 6/2022, Omicron là biến thể đáng quan ngại duy nhất lưu hành trên toàn cầu. Tuy nhiên, từ biến thể Omicron, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của một số biến thể phụ, bao gồm XBB – là biến thể tái tổ hợp – được kết hợp từ hai biến thể phụ khác của Omicron."

 

XBB.1.5 là "họ hàng" của biến thể Omicron XBB, tái tổ hợp từ hai biến thể phụ là BA.2.10.1 và BA.2.75.

Biến thể XBB và các biến thể phụ đã được phát hiện tại hơn 10 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, và sẽ tiếp tục lây lan trong thời gian tới.

Đánh giá ban đầu của WHO quan ngại, biến thể XBB.1.5 có khả năng lây lan nhanh nhất từ trước đến nay. Theo số liệu của CDC Mỹ, 75% số ca nhiễm mới là do mắc XBB.1.5. Giới khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ hơn về khả năng tránh miễn dịch của biến thể phụ này – tức là khả năng vượt qua “lá chắn” bảo vệ của vaccine phòng COVID-10.

TS Angela Pratt nhấn mạnh: "Tin tốt là cho đến nay, không có bằng chứng về sự thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể XBB gây ra. Các biện pháp chẩn đoán và bảo vệ hiện tại vẫn có hiệu lực – bao gồm cả các vaccine phòng COVID-19 được WHO phê chuẩn."

TS Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam - Ảnh: VGP

TS Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam - Ảnh: VGP

Về biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 trong năm mới, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định: "Một trong những điều quan trọng nhất mà mỗi cá nhân có thể làm là đảm bảo rằng bạn, tất cả các thành viên trong gia đình và bạn bè đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, bao gồm cả các liều nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện tiêm. Vẫn còn thời gian trước kỳ nghỉ Tết để làm được điều này."

Tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch đặc biệt quan trọng đối với các nhóm có nguy cơ cao, bao gồm: Người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, giáo viên, phụ nữ mang thai và những người lao động thiết yếu. Chiến dịch tiêm chủng đã góp phần giúp Việt Nam "quản lý bền vững" dịch COVID-19 trong năm 2022.

Bộ Y tế cũng đang tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng tránh COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Tại TP.HCM, sau khi ghi nhận biến thể XBB, ngành y tế dự kiến thực hiện tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết, nhằm củng cố miễn dịch cho người dân.

 

Biến thể XBB đã được ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Singapore từ tháng 10/2022. Theo tờ Bangkok Post, Thái Lan lần đầu ghi nhận ca biến thể XAY.2 - sự kết hợp giữa biến thể AY.45 Delta và biến thể BA.4/5 Omicron. Đến nay đã có 344 trường hợp nhiễm biến thể biến thể XAY.2 được báo cáo trên toàn thế giới. "Xứ sở Chùa Vàng" chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm XBB.1.5.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn