Australia đang trải qua đợt khủng hoảng thiếu thuốc kháng sinh nghiêm trọng trên toàn quốc.
Dư lượng kháng sinh trong nước: Mối đe dọa với sức khỏe
Thủ tướng: Bộ Y tế không được để thiếu thuốc, thiết bị y tế
Bộ Y tế giải "bài toán" thiếu thuốc, đảm bảo nguồn nhân lực y tế
Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về tiêm vaccine và vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế
Theo The Guardian, các nhóm y tế và dược sỹ ở Australia đã đưa ra nhiều cảnh báo về tình trạng thiếu thuốc đang trở nên ngày càng nghiêm trọng trên toàn quốc tại quốc gia này bao gồm cả những loại kháng sinh thông thường, khiến nhiều bác sỹ, dược sỹ phải tìm kiếm các loại thuốc dạng lỏng thay thế các loại thuốc dạng viên để kê thuốc điều trị cho trẻ em.
Trước đó, cuối tháng 12/2022, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu Australia (TGA) đã cảnh báo nguy cơ thiếu hụt các loại kháng sinh dòng amoxicillin, cefalexin và metronidazole. Theo báo cáo của TGA, hiện có tới 361 loại thuốc thuộc danh mục hàng khan hiếm, trong đó có 44 loại kháng sinh đang rơi vào tình trạng cực kỳ khan hiếm, đặc biệt là kháng sinh dạng lỏng dành riêng cho trẻ em và người già. Các loại thuốc thiết yếu đang khan hiếm nhất chủ yếu dành cho điều trị các bệnh như: viêm phổi, viêm họng liên cầu khuẩn, động kinh, đái tháo đường...
Tình trạng thiếu thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như bệnh viêm phổi và viêm họng liên cầu khuẩn đang lan rộng tại Australia, trong bối cảnh gia tăng đột biến các ca nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A ở trẻ em.
Tiến sĩ Nicole Higgins, Đại học Thực hành Đa khoa Hoàng gia Australia, cho biết: "Các bác sỹ đa khoa đang phải tìm kiếm sự thay thế thuốc hoặc chuyển đổi từ dạng viên nén thành dạng lỏng. Các thuốc dạng lỏng thường là dạng duy nhất mà chúng tôi thực sự có thể sử dụng cho trẻ nhỏ hơn và vì vậy mới dẫn tới tình trạng khan hiếm thuốc cho cả người lớn và trẻ em như hiện nay".
Chủ tịch toàn quốc của Hiệp hội Y khoa Australia, Giáo sư Steve Robson cho biết, sự thiếu hụt thuốc tại nước này là do các vấn đề về nguồn cung toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất và phân phối, với việc sản xuất thường phụ thuộc vào tiền chất hóa học từ Trung Quốc.
Hiệp hội Y khoa Australia cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu thuốc kháng sinh phổ biến trên toàn quốc có thể dẫn đến vô số ca nhập viện, vốn dĩ hoàn toàn có thể tự chữa bệnh được ngay tại nhà; làm gia tăng áp lực lên hệ thống bệnh viện trên toàn quốc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc.
"Đây là một trong những đợt khủng hoảng thiếu thuốc kháng sinh tồi tệ nhất trong lịch sử ở Australia. Sự thiếu hụt này không chỉ xảy ra ở Australia... Mỹ và Canada cũng đang phải đối phó với tình trạng thiếu thuốc cùng nhiều loại kháng sinh." - Giáo sư John Skerritt, Giám đốc TGA chia sẻ, theo SBS News.
Theo các chuyên gia, Australia không phải là quốc gia chuyên sản xuất thuốc, trong khi 90% lượng thuốc có sẵn tại Australia là nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc lớn của ngành y tế nước này vào các nhà cung cấp nước ngoài. Trong thời gian gần đây, giá thuốc kháng sinh ở Australia đã giảm đáng kể và nước này chỉ chiếm 2% thị trường dược phẩm toàn cầu. Do đó, Australia không còn là thị trường trọng điểm của nhiều nhà sản xuất quốc tế và không dành được ưu tiên về nguồn cung.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt kháng sinh trước mắt, các bác sỹ đang nỗ lực nghiên cứu, tìm ra các liệu trình thay thế để điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em và người già, vốn là các đối tượng nhạy cảm. Đồng thời, Hiệp hội y khoa Australia vẫn khuyến khích các bác sỹ hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh nếu không quá cần thiết, nhằm hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, đặc biệt là ở người già và trẻ em.
Bình luận của bạn