Không để dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam

Việt Nam đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc nhưng do dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc và Trung Quốc nên nguy cơ xâm nhập vào nước ta là rất lớn

3 tình huống đối phó nếu MERS-CoV Việt Nam

3 trường hợp cách ly tại Việt Nam đều âm tính với MERS-CoV

Đi du lịch cần làm gì để tránh dịch Mers-CoV

Hơn 50.000 lao động Việt Nam trước nguy cơ nhiễm MERS-CoV

Ca nghi nhiễm MERS-CoV tại Việt Nam cho kết quả xét nghiệm âm tính

Báo cáo tại cuộc họp cho biết, gần đây cả nước có 4 trường hợp có biểu hiện sốt, ho đi từ vùng có dịch bệnh Mers – CoV về nước. Những người này đã được cách ly và làm xét nghiệm, nhưng đều âm tính với virus gây bệnh Mers – CoV. Như vậy, đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc, nhưng do dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc và Trung Quốc nên nguy cơ xâm nhập vào nước ta là rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: "Phát hiện dịch phải phát hiện sớm, theo dõi bệnh phẩm nhiều lần, với những người lấy bệnh phẩm khác nhau để có thể phát hiện đúng virus gây bệnh"

Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, cách ly là biện pháp quan trọng nhất, giúp tránh lây từ người sang người trong các cơ sở y tế và cộng đồng. Trong trường hợp dịch xâm nhập thì phải khu trú không cho dịch lan rộng. Các bộ ban ngành cần đặt ra các tình huống hạn chế ngay từ cửa khẩu, giám sát người dân đi từ vùng dịch và sinh sống tại Việt Nam. Đặc biệt ở những nơi có nhiều người Hàn Quốc sinh sống như Đồng Nai, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, đồng thời cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn các biện pháp phòng chống. Việc theo dõi, cách ly và phòng chống nhiễm khuẩn cần được chú trọng tối đa. Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng cần được tăng cường, đặc biệt là truyền thông tại xã phường.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết: Để phòng chống dịch MERS-CoV hiệu quả, Cục đã có kế hoạch thu dung, phân tuyến điều trị nhằm chủ động chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh này đồng thời hạn chế lây nhiễm trong bệnh viện, hạn chế tử vong, duy trì hoạt động của các bệnh viện trong trường hợp dịch lan rộng.

Tại cuộc họp, báo cáo của đại diện Bộ Ngoại Giao cho biết, tại châu Á, Hàn Quốc là quốc gia có số ca mắc MERS-CoV và tử vong cao nhất sau vùng Trung Đông với 65 ca nhiễm và 5 trường hợp tử vong, theo dõi hơn 1.000 trường hợp. Hiện có hơn 100.000 người Việt Nam sống tại Hàn Quốc và số lượng người Hàn Quốc sống và làm việc tại Việt Nam cũng rất lớn, đi lại giữa hai nước nhiều dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam là khá cao.

Theo đó Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và thường xuyên nắm bắt tình hình của người lao động Việt Nam tại các vùng dịch; Phía Hàn Quốc cũng đang khuyến khích người Việt Nam lao động bất hợp pháp tại đây trở về nước trong thời gian này sẽ không bị mất phí.

Đại diện Bộ Công an cho biết lãnh đạo Bộ đã ký công điện gửi cho các đơn vị trong ngành Công an cần tăng cường công tác trong việc phòng, chống dịch bệnh; Tổng cục an ninh chỉ đạo đơn vị xuất nhập cảnh phối hợp với Bộ Y tế trong việc phòng, chống dịch.

Về phía Tổng cục Du lịch cũng đã có văn bản khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành không tổ chức du lịch cho người dân tới vùng có dịch bệnh.

Chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn về giám sát, điều trị và phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV, với sự tham gia của 63 điểm cầu trên cả nước

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn