Tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trên thế giới khá cao
Infographic: Những tác dụng kinh điển của rắn hổ mang với bệnh khớp
Rắn hổ mang - "Cứu tinh" cho người bệnh khớp?
Nguyên nhân nào làm trái tim suy yếu?
Điều trị suy tim: Nên bắt đầu từ thay đổi lối sống
Dân gian thường nói câu: Viêm họng là tìm đến khớp, khớp đớp tim và tim thì tìm gan để nói về mối tương quan của bệnh thấp tim. Bệnh do có nguyên nhân do tình trạng nhiễm vi khuẩn Streptococus beta Hemolytique.
Khi bị nhiễm loại vi khuẩn này, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể chống lại nó. Mà bản thân các kháng nguyên là loại vi trùng lại có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim. Nên khi kháng thể tấn công tiêu diệt vi khuẩn nó cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim luôn. Làm cho khớp bị sưng lên, còn van tim thì biến dạng gây ra hẹp hở van tim. Từ đó đưa đến suy tim, ứ huyết tại gan và làm suy chức năng gan như dân gian thường nói.
Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ, sau tình trạng viêm họng có sốt là tình trạng mệt, khó thở… nếu không điều trị đúng có thể đưa đến suy tim và tử vong. Việc điều trị bệnh van tim hậu thấp cũng khá phức tạp và tốn kém cho bệnh nhân vì van tim bị tổn thương trước kia hay sử dụng phẫu thuật nong van với dụng cụ, ngày nay các trung tâm phẫu thuật tim đều tiến hành mổ tim mở với sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.
Bệnh hoàn toàn có thể đề phòng được bằng cách cải thiện môi trường sống ngay khi còn nhỏ. Tránh lạnh quá, nóng quá, nhà của và cơ quan làm việc phải sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang. Nếu đã bị thấp tim phải sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm vi trùng Streptococus beta hemolytique đến năm 25 tuổi. Có thể sử dụng thuốc uống mỗi ngày, hay sử dụng loại Penicilline có tác dụng chậm mỗi tháng tiêm một lần.
PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam
Bình luận của bạn