Lá dâu tằm giúp phòng bệnh đái tháo đường type 2?
Cảnh giác với 7 nguyên nhân không ngờ gây biến động đường huyết
Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng loại dầu ăn nào?
Phát hiện đột phá mới trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Tiền đái tháo đường: 3 lời khuyên giúp ổn định đường huyết tốt hơn
Dâu tằm (Morus) thuộc họ thực vật Moraceae, bao gồm một số loại, chẳng hạn như dâu tằm đen (M. nigra), dâu tằm đỏ (M. rubra) và dâu tằm trắng (M.alba). Có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây dâu tằm hiện được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu phát hiện lá dâu tằm có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh đái tháo đường type 2.
Lá dâu tằm và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Insulin là hormone được sản sinh trong tuyến tụy giúp điều hòa đường huyết. Khi bạn ăn thực phẩm nhiều đường, carbohydrate (carb) insulin sẽ báo hiệu cho tế bào hấp thụ lượng đường dư thừa trong máu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các tế bào không phản ứng hoặc phản ứng không hiệu quả với insulin, điều này càng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin nhiều hơn.
Theo thời gian, tình trạng này khiến cả nồng độ insulin và đường huyết tăng đột biến. Thêm vào đó, tuyến tụy hoạt động quá nhiều sẽ bị tổn thương và sản xuất insulin ít đi, gây ra bệnh đái tháo đường type 2.
Kiểm soát đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Nghiên cứu phát hiện chiết xuất lá dâu tằm có chứa 1-deoxynojirimycin (DNJ), một chất ức chế α -glucosidase có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ carbs trong ruột, ổn định đường huyết sau ăn. Đồng thời, chiết xuất lá dâu tằm cũng giúp phục hồi GLUT4 – kênh vận chuyển glucose trên màng tế bào, làm tăng khả năng nhạy cảm của cơ thể với insulin.
Cụ thể trong nghiên cứu, 37 người trưởng thành được cho ăn maltodextrin, một loại bột giàu tinh bột làm tăng nhanh lượng đường trong máu sau ăn. Sau đó họ được chia làm 2 nhóm, nhóm nhận trị liệu được cho uống chiết xuất lá dâu tằm có chứa 5% DNJ và nhóm đối chứng dùng giả dược. Kết quả cho thấy nhóm nhận trị liệu uống 250mg chiết xuất lá dâu tằm đã tăng mức insulin và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn so với nhóm dùng giả dược.
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 uống 1.000mg chiết xuất lá dâu tằm 3 lần mỗi ngày cũng cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Lưu ý gì khi sử dụng lá dâu tằm phòng bệnh đái tháo đường?
Lá dâu tằm thường được dùng làm trà thảo mộc – loại đồ uống tốt cho sức khỏe phổ biến ở các nước châu Á. Lá dâu tằm non sau khi nấu chín có thể ăn được. Hoặc bạn có thể uống nước lá dâu tằm trước bữa ăn để hiệu quả kiểm soát đường huyết được tốt nhất.
Mặc dù lá dâu tằm phần lớn đã được chứng minh là an toàn trong các nghiên cứu trên cơ thể người và động vật, nhưng nó vẫn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ở một số người, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy bụng và táo bón.
Ngoài ra, những người đang dùng thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng lá dâu tằm do tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu kể trên. Hơn nữa, cần có nghiên cứu sâu hơn trên cơ thể người để thiết đảm bảo tính an toàn khi sử dụng loại lá này trong thời gian dài.
Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên tự ý dùng lá dâu tằm vì chưa có đủ nghiên cứu chứng minh về độ an toàn.
Bình luận của bạn