Tiêu chảy được chia làm 2 loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính
Video: Ăn gì dễ bị đau bụng, tiêu chảy?
Bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi, mau hồi phục?
Bị tiêu chảy do rotavirus nghiêm trọng thế nào?
Chuyên gia chia sẻ 5 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng. Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài việc đi ngoài ra phân lỏng, tiêu chảy có thể đi kèm các triệu chứng sau:
- Tăng nhu cầu đi đại tiện
- Đi đại tiện thường xuyên hơn (ít nhất 3 lần/ngày)
- Kiểm soát nhu động ruột kém
- Đau bụng
- Buồn nôn
Bạn cũng có thể bị sốt, chóng mặt hoặc nôn nếu nguyên nhân tiêu chảy là do nhiễm trùng.
Tiêu chảy thường kéo dài bao lâu?
Nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy cấp là nhiễm norovirus
Tiêu chảy được chia làm 2 loại là tiêu chảy cấp (ngắn hạn) hoặc tiêu chảy mạn tính (dài hạn).
Tiêu chảy cấp thường kéo dài trong 1-2 ngày, đôi khi có thể kéo dài đến 2 tuần. Loại tiêu chảy này thường nhẹ và có thể tự khỏi.
Tiêu chảy mạn tính kéo dài ít nhất là 4 tuần. Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bao gồm: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, phản ứng với thuốc, dị ứng thực phẩm, không dung nạp thực phẩm, phẫu thuật dạ dày…
Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy cấp là nhiễm norovirus.
Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính bao gồm: nhiễm ký sinh trùng, bệnh viêm ruột như viêm loét dạ dày hay bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, thuốc điều trị ợ nóng, cắt bỏ túi mật.
Khi nào cần đi khám?
Thông thường, tiêu chảy cấp chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 ngày là khỏi
Thông thường, các triệu chứng tiêu chảy sẽ bắt đầu tốt hơn sau khoảng 2 ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài và bạn gặp những triệu chứng sau, hãy đi khám ngay:
- Mất nước: ít đi tiểu, nước tiểu đậm, chóng mặt, yếu đuối
- Đau bụng trầm trọng
- Đau thắt trực tràng
- Phân đen, phân có máu
- Sốt cao trên 39 độ C
- Nôn thường xuyên
Những triệu chứng này có thể cảnh báo một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhiều.
Biện pháp khắc phục tự nhiên
Đây là những gì bạn có thể làm nếu bị Tiêu chảy cấp:
- Uống nhiều nước: Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước vì vậy việc bổ sung nước rất quan trọng. Lưu ý, nên hạn chế sữa, rượu bia, đồ uống có chứa caffeine để tránh làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
- Bù điện giải: Cơ thể cũng bị mất các chất điện giải khi bạn bị tiêu chảy. Bạn nên uống các loại nước thể thao, nước dừa, nước bù điện giải để có thể giữ cân bằng cho cơ thể.
- Ăn nhạt: Hạn chế các món ăn có vị cay, ngọt, nhiều gia vị. Chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm giàu chất xơ, chất béo.
- Thực hiện chế độ ăn BRAT: Chế độ ăn này bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mỳ nướng. Các thực phẩm này giúp giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy của bạn.
- Bổ sung probiotics: Probiotics là những vi khuẩn có lợi giúp phục hồi lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau khi bạn bị tiêu chảy. Đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ, bổ sung lợi khuẩn có thể giúp tăng tốc độ phục hồi.
Bình luận của bạn