- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Mức đường huyết lý tưởng sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn đo đường huyết
Nên tự đo đường huyết bao nhiêu lần mỗi ngày khi bị đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng như thế nào?
Đái tháo đường: Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết tại nhà
Liệu bạn có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường?
Tại sao cần có mục tiêu kiểm soát đường huyết?
Bảng mục tiêu kiểm soát đường huyết là một công cụ quan trọng để quản lý bệnh đái tháo đường. Thông thường, các kế hoạch điều trị đái tháo đường đều nhắm tới việc giữ mức đường huyết càng gần với mục tiêu càng tốt. Điều này đòi hỏi người bệnh đái tháo đường phải thường xuyên đo đường huyết tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ.
Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường type 2 nên hướng tới mục tiêu kiểm soát đường huyết theo bảng sau:
Chỉ số đường huyết |
Mục tiêu đường huyết cho người không bị đái tháo đường |
Mục tiêu đường huyết cho người bệnh đái tháo đường |
Trước khi ăn |
Dưới 100mg/dL |
Từ 80 - 130mg/dL |
1 - 2 giờ sau khi bắt đầu ăn |
Dưới 140mg/dL |
Dưới 180 mg/dL |
Chỉ số HbA1c (chỉ số đo đường huyết trung bình trong vòng 2 - 3 tháng) |
Dưới 5,7% |
Dưới 7%, hoặc dưới 180mg/dL |
Tuy nhiên, mục tiêu kiểm soát đường huyết cụ thể còn tùy thuộc vào từng cá nhân, do đó bạn nên trao đổi với bác sỹ để xác định được mục tiêu phù hợp với mình.
Mục tiêu kiểm soát đường huyết cá nhân
Trên thực tế, lượng đường huyết của bạn có xu hướng thay đổi trong suốt cả ngày. Cụ thể, trong một ngày, đường huyết thường ở mức thấp nhất trước khi ăn sáng và tăng dần sau mỗi khi ăn. Sau các bữa ăn, lượng đường huyết thường sẽ ở mức cao nhất.
Tùy thuộc vào mỗi cá nhân mà mục tiêu kiểm soát đường huyết lại thay đổi. Cụ thể, người bệnh đái tháo đường nên tính tới những yếu tố sau:
- Độ tuổi.
- Bạn có mắc các tình trạng như tăng huyết áp, mỡ máu… hay không.
Bị tăng huyết áp, mỡ máu... có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát đường huyết
- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường.
- Bạn có mắc bệnh tim mach hay không.
- Các cơ quan như mắt, thận, mạch máu, não hoặc tim đã bị tổn thương hay chưa.
- Bạn đã có lối sống lành mạnh hay chưa.
- Mức độ căng thẳng, stress.
Tùy thuộc vào những yếu tố trên mà mục tiêu kiểm soát đường huyết cá nhân của bạn có thể được thay đổi trong một khoảng nhất định.
Làm sao để đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết?
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý tới chỉ số đường huyết lúc đói, có biện pháp xử lý khi đường huyết tăng quá cao hoặc hạ quá thấp:
Chỉ số đường huyết lúc đói |
Mức độ nguy hiểm và cách xử lý |
50mg/dL |
Đường huyết rất thấp: Cần đi cấp cứu ngay |
Từ 70 - 90mg/dL |
Đường huyết hơi thấp: Nên ăn đường, thực phẩm có carbohydrate đơn giản nếu thấy có dấu hiệu hạ đường huyết |
Từ 90 - 120mg/dL |
Mức bình thường |
Từ 120 - 160mg/dL |
Đường huyết trung bình |
Từ 160 - 240mg/dL |
Đường huyết hơi cao: Nên bắt đầu tìm cách hạ đường huyết |
Từ 240 - 300mg/dL |
Đường huyết cao: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn không kiểm soát tốt đường huyết |
300mg/dL |
Đường huyết rất cao: Cần đi cấp cứu ngay |
Trong trường hợp đường huyết cao nhưng chưa tới mức nguy hiểm, bạn có thể thực hiện một số cách sau để hạ đường huyết về lại mục tiêu kiểm soát:
- Hạn chế ăn carbohydrate nhưng không nhịn ăn hoàn toàn.
- Uống nhiều nước để làm loãng bớt lượng đường dư thừa trong máu.
- Hoạt động thể chất (ví dụ như đi bộ sau khi ăn) để đốt cháy lượng đường dư thừa trong máu.
- Ăn nhiều chất xơ.
Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị, tuy nhiên, những phương pháp trên có thể giúp bạn đối phó tức thời với những biến động khi đường huyết lên xuống thất thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia đái tháo đường cho biết, để mức đường huyết dao động ở phạm vi quá rộng là điều không khôn ngoan, bởi bạn có nguy cơ mắc biến chứng đái tháo đường cao hơn.
Để hướng tới mục tiêu chung là hạ và ổn định đường huyết lâu dài, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thêm một số thảo dược như lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế, mướp đắng…
Hiện nay, các thảo dược này đã được nghiên cứu, phối trộn, ứng dụng công nghệ bào chế dạng cao tiên tiến để tạo thành những sản phẩm có hoạt tính sinh học cao. Nhờ đó, chúng không chỉ giúp ổn định đường huyết lúc đói mà còn ngăn ngừa việc tăng đường huyết sau ăn, giảm HbA1c, bình ổn huyết áp và mỡ máu.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Medicalnewstoday)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với thành phần cao lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn