- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Khám sức khỏe định kỳ giúp phụ nữ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm
Những thói quen giúp phụ nữ ngoài 50 tuổi giảm nguy cơ đột quỵ
Phụ nữ nên ăn gì để làn da “nói không” với dầu và mụn trứng cá?
Phụ nữ mang thai nên ăn gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi?
Phụ nữ có nguy cơ chấn thương đầu gối cao hơn nam giới
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, thư giãn tinh thần thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là những bước cơ bản để hướng tới lối sống lành mạnh của mỗi người.
Các chuyên gia y tế chỉ ra tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với phụ nữ. Thông qua khám sàng lọc, bác sỹ có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, đưa ra kế hoạch điều trị, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi các rủi ro, biến chứng từ các bệnh nguy hiểm. Dưới đây 12 xét nghiệm sàng lọc phụ nữ không thể bỏ qua:
Xét nghiệm cholesterol
Cholesterol thường được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu. Xét nghiệm cholesterol đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ. Phụ nữ từ 20 tuổi nên kiểm tra nồng độ cholesterol 4 - 6 năm/lần. Ở người bình thường, mức cholesterol toàn phần lý tưởng là dưới 200mg/dl (miligam/decilit) và chỉ số cảnh báo từ 200 - 239 mg/dl. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để kiểm tra cholesterol.
Nồng độ cholesterol "xấu" cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp
Kiểm tra huyết áp
Nhân viên y tế sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp của bạn và chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Nếu huyết áp của bạn là 140/90 hoặc cao hơn thì có thể bạn đã mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp gây ra các biến chứng sức khỏe như tim mạch, đột quỵ. Vì vậy, bạn nên kiểm tra huyết áp 2 lần/năm. Lưu ý, nếu chỉ số huyết áp là 120/80 hoặc thấp hơn và bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp thì bạn cũng nên kiểm tra bệnh đái tháo đường.
Chụp Xquang tuyến vú (Chụp nhũ ảnh)
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của con người. Mỗi năm có khoảng 9.500 người cần điều trị ung thư vú và 1.500 người trải qua phẫu thuật Ung thư vú.
Chụp nhũ ảnh là sử dụng chùm tia X cường độ thấp, chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại các hình ảnh tại tuyến vú. Thủ thuật này giúp phát hiện nguy cơ phát triển của ung thư vú ở những phụ nữ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, cũng như bất kỳ khối u hoặc dấu hiệu nào khác của ung thư vú.
Kiểm tra vú
Các cuộc kiểm tra vú được thực hiện khi phụ nữ đến tuổi 40. Những cuộc kiểm tra này được thực hiện hằng năm, trong đó bác sỹ sẽ trực tiếp kiểm tra vùng ngực của bạn để tìm ra những dấu hiệu bất thường về kích thước, hình dạng, khối u và kiểm tra nhũ hoa có tiết dịch bất thường hay không. Phụ nữ cũng có thể tự phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vú.
Phết tế bào cổ tử cung (Pap Test)
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 30 tuổi thường được xét nghiệm Pap kết hợp cùng với khám phụ khoa. Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap kết hợp với xét nghiệm HPV (virus papilloma) - một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần
Đo mật độ xương
Đo mật độ xương hay xét nghiệm mật độ xương để đánh giá mức độ và phát hiện sớm bệnh loãng xương. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có tiền sử gãy xương, thể trọng thấp cần thực hiện xét nghiệm mật độ xương để đánh giá những thay đổi của xương theo từng độ tuổi, các rủi ro có thể xảy ra và phương pháp điều trị kịp thời.
Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết hay xét nghiệm glucose trong máu giúp phát hiện bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau: mắc bệnh béo phì, gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc có nguy cơ bệnh đặc biệt thì bạn cần thực hiện các xét nghiệm đường huyết trước 40 tuổi.
Kiểm tra da
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra da hàng tháng. Bạn có thể tự thực hiện điều này bằng cách phát hiện các nốt ruồi mới hoặc theo dõi những thay đổi của nốt ruồi hiện có và trao đổi với bác sỹ da liễu.
Sàng lọc ung thư đại tràng
Sàng lọc ung thư đại tràng được tiến hành thông qua nội soi đại tràng sigma và nội soi đại tràng để kiểm tra sức khỏe đại tràng và phát hiện bệnh ung thư đại tràng. Nội soi đại tràng sigma sử dụng một ống mềm có gắn camera đưa vào qua đường hậu môn để kiểm tra đại tràng dưới. Nội soi đại tràng sử dụng một ống dài hơn kiểm tra toàn bộ đại tràng. Nếu bạn không có nguy cơ ung thư đại tràng, nội soi đại tràng sigma được thực hiện 5 năm/lần và nội soi đại tràng 10 năm/lần.
Đau đại tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Kiểm tra răng miệng
Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của con người. Qua việc làm sạch và kiểm tra răng miệng thường xuyên, bác sỹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
Khám mắt
Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng, bạn cần kiểm tra thị lực mỗi năm. Tuy nhiên, nếu bạn không mắc các vấn đề về mắt thì việc kiểm tra là không bắt buộc.
Kiểm tra thể chất
Mọi phụ nữ cần kiểm tra thể chất, tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) để kiểm soát nguy cơ béo phì. Mặc dù không có hướng dẫn nghiêm ngặt về tần suất kiểm tra nhưng bạn nên thực hiện 1 năm/lần.
Các xét nghiệm sức khỏe phụ nữ từ 20 – 30 tuổi cần thực hiện
- Phết tế bào cổ tử cung
- Chụp nhũ ảnh
- Khám phụ khoa
- Kiểm tra thể chất
- Xét nghiệm cholesterol
- Kiểm tra huyết áp
- Khám mắt
- Khám răng miệng
- Tiêm chủng và vaccine
Các xét nghiệm sức khỏe phụ nữ từ 40 – 60 tuổi cần thực hiện
- Kiểm tra thể chất 1 – 5 năm/lần
- Khám vú hằng năm
- Kiểm tra mắt 2 năm/lần, kể cả khi bạn không đeo kính
- Chụp nhũ ảnh, khám vú
- Sàng lọc ung thư đại tràng
- Khám da
Các xét nghiệm sức khỏe phụ nữ sau 65 tuổi cần thực hiện
- Kiểm tra huyết áp hằng năm
- Xét nghiệm cholesterol 3 – 5 năm/lần
- Xét nghiệm mật độ xương
- Kiểm tra thính giác
Ngoài ra, bạn có thể khám sàng lọc bệnh trầm cảm và đái tháo đường để ngăn ngừa nguy cơ phát triển của bệnh, điều trị kịp thời và hạn chế tối đa các biến chứng.
Trên đây là các xét nghiệm, kiểm tra sàng lọc phụ nữ không thể bỏ qua nếu muốn sống khỏe, sống đẹp. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt vì sức khỏe là giá trị của bạn.
12 xét nghiệm sàng lọc phụ nữ nhất định phải làm
12 xét nghiệm sàng lọc, kiểm tra sức khỏe giúp phụ nữ phát hiện sớm bệnh và ngăn ngừa rủi ro, biến chứng của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, thư giãn tinh thần thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là những bước cơ bản để hướng tới lối sống lành mạnh của mỗi người.
Các chuyên gia y tế chỉ ra tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với phụ nữ. Thông qua khám sàng lọc, bác sỹ có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, đưa ra kế hoạch điều trị, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi các rủi ro, biến chứng từ các bệnh nguy hiểm. Dưới đây 12 xét nghiệm sàng lọc phụ nữ không thể bỏ qua:
Xét nghiệm cholesterol
Cholesterol thường được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu. Nhân viên y tế sẽ lấy máu từ ngón tay của bạn và phân tích các thành phần máu trong phòng xét nghiệm để đánh giá các chỉ số liên quan đến cholesterol.
Xét nghiệm cholesterol đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc đột quỵ. Phụ nữ từ 20 tuổi nên kiểm tra nồng độ cholesterol 4 – 6 năm/lần. Ở người bình thường, mức cholesterol toàn phần lý tưởng là dưới 200mg/dl (miligam/decilit) và chỉ số cảnh báo từ 200 - 239 mg/dl. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để kiểm tra cholesterol.
Kiểm tra huyết áp
Nhân viên y tế sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp của bạn và chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Nếu huyết áp của bạn là 140/90 hoặc cao hơn thì có thể bạn đã mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp gây ra các biến chứng sức khỏe. Vì vậy, bạn nên kiểm tra huyết áp 2 năm/lần. Lưu ý, nếu chỉ số huyết áp là 120/80 hoặc thấp hơn và bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp thì bạn cũng nên kiểm tra bệnh đái tháo đường.
Chụp X quang tuyến vú (Chụp nhũ ảnh)
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của con người. Mỗi năm có khoảng 9.500 người cần điều trị ung thư vú và 1.500 người trải qua phẫu thuật ung thư vú.
Chụp nhũ ảnh là sử dụng chùm tia X cường độ thấp, chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại các hình ảnh tại tuyến vú. Thủ thuật này giúp phát hiện sự phát triển của ung thư vú ở những phụ nữ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, cũng như bất kỳ khối u hoặc dấu hiệu nào khác của ung thư vú.
Kiểm tra vú
Các cuộc kiểm tra vú được thực hiện khi phụ nữ đến tuổi 40. Những cuộc kiểm tra này được thực hiện hằng năm, trong đó bác sỹ sẽ trực tiếp kiểm tra bộ ngực của bạn để tìm ra những dấu hiệu bất thường về kích thước, hình dạng, khối u và kiểm tra nhũ hoa có tiết dịch bất thường hay không.
Phết tế bào cổ tử cung (Pap Test)
Xét nghiệm phết cổ tử cung giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 30 tuổi thường được xét nghiệm Pap kết hợp cùng với khám phụ khoa. Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap kết hợp với xét nghiệm HPV (virus papilloma) - một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm mật độ xương
Xét nghiệm mật độ xương để đánh giá mức độ và phát hiện bệnh loãng xương. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có tiền sử gãy xương, thể trọng thấp cần thực hiện xét nghiệm mật độ xương để đánh giá những thay đổi của xương theo từng độ tuổi, các rủi ro có thể xảy ra và phương pháp điều trị kịp thời.
Xét nghiệm Glucose
Xét nghiệm Glucose trong máu giúp phát hiện bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau: mắc bệnh béo phì, gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc có nguy cơ bệnh đặc biệt thì bạn cần thực hiện các xét nghiệm đường huyết trước 40 tuổi.
Kiểm tra da
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra da hàng tháng. Bạn có thể tự thực hiện điều này bằng cách phát hiện các nốt ruồi mới hoặc theo dõi những thay đổi của nốt ruồi hiện có và trao đổi với bác sỹ da liễu.
Sàng lọc ung thư đại tràng
Sàng lọc ung thư đại tràng được tiến hành thông qua nội soi đại tràng sigma và nội soi đại tràng để kiểm tra sức khỏe đại tràng và phát hiện bệnh ung thư đại tràng. Nội soi đại tràng sigma sử dụng một ống mềm và camera, được đưa vào hậu môn để kiểm tra đại tràng dưới. Nội soi đại tràng sử dụng một ống dài hơn kiểm tra toàn bộ đại tràng. Nếu bạn không có nguy cơ ung thư đại tràng, nội soi đại tràng sigma được thực hiện 5 năm/lần và nội soi đại tràng 10 năm/lần.
Kiểm tra răng miệng
Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của con người. Qua việc làm sạch và kiểm tra răng miệng thường xuyên, bác sỹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
Khám mắt
Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng, bạn cần kiểm tra thị lực mỗi năm. Tuy nhiên, nếu bạn không mắc các vấn đề về mắt thì việc kiểm tra là không bắt buộc.
Kiểm tra thể chất
Mọi phụ nữ cần kiểm tra thể chất, tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) để kiểm soát nguy cơ béo phì. Mặc dù không có hướng dẫn nghiêm ngặt về tần suất kiểm tra nhưng bạn nên thực hiện 1 năm/lần.
Các xét nghiệm sức khỏe phụ nữ từ 20 – 30 tuổi cần thực hiện
-Phết tế bào tử cung
-Chụp nhũ ảnh
- Khám phụ khoa
- Kiểm tra thể chất
- Xét nghiệm cholesterol
- Kiểm tra huyết áp
- Khám mắt
- Khám răng miệng
- Tiêm chủng và vaccine
Các xét nghiệm sức khỏe phụ nữ từ 40 – 60 tuổi cần thực hiện
-Kiểm tra thể chất 1 – 5 năm/lần
- Khám vú hằng năm
- Kiểm tra mắt 2 năm/lần, kể cả khi bạn không đeo kính
- Chụp nhũ ảnh, khám vú
- Sàng lọc ung thư đại tràng
- Khám da
Các xét nghiệm sức khỏe phụ nữ sau 65 tuổi cần thực hiện
- Kiểm tra huyết áp hằng năm
- Xét nghiệm cholesterol 3 – 5 năm/lần
- Xét nghiệm mật độ xương
- Kiểm tra thính giác
Ngoài ra, bạn có thể khám sàng lọc bệnh trầm cảm và đái tháo đường để ngăn ngừa nguy cơ phát triển của bệnh, điều trị kịp thời và hạn chế tối đa các biến chứng.
Trên đây là các xét nghiệm, kiểm tra sàng lọc phụ nữ không thể bỏ qua nếu muốn sống khỏe, sống đẹp. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt vì sức khỏe là giá trị của bạn.
Bình luận của bạn