Không phải chỉ chế độ ăn uống không kiểm soát khiến cân nặng của bạn tăng đều đều
Bé gái 900 gram tăng cân nhờ "da kề da"
Làm sao để tăng cân lành mạnh?
Tăng cân trong thời kỳ mãn kinh đe dọa sức khỏe như thế nào?
Sai lầm 'bất ngờ' khiến bé chậm tăng cân
“Nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể gây tăng cân. Vì thế, nếu bạn đang chán nản và có sử dụng thuốc này, trọng lượng có bạn có thể tăng thêm từ 2 - 8 kg/năm”, Tiến sĩ Hedaya, người đồng sáng lập Trung tâm Thể chất Quốc gia tại Chevy Chase (Mỹ) khẳng định.
Cho dù bạn không uống thuốc, cũng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng: Cảm xúc tiêu cực luôn tỷ lệ thuận với sự tăng cân. Năm 2010, một báo cáo khoa học đăng trên Tạp chí Y tế Công cộng (Mỹ) cho thấy: Những người luôn cảm thấy buồn chán và cô đơn tăng cân nhanh hơn những người không có những dấu hiệu này.
“Vì buồn chán, họ đã nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo hay thức ăn giàu năng lượng mà không suy nghĩ gì. Bên cạnh đó, rất nhiều người còn cắt giảm các hoạt động thể chất. Đó là lý do khiến cân nặng tăng nhanh trong giai đoạn này”, Tiến sỹ Belinda Needham - tác giả chính của nghiên cứu giải thích.
Khắc phục: Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, hãy từ từ cắt giảm liều dùng. Thay vì ủ ê ngồi trong phòng một mình cả ngày, hãy tham dự các cuộc họp hay các hoạt động nhóm. Nó không chỉ giúp bạn có thêm kỹ năng, kiến thức mà còn là cách tốt nhất để tăng cường giao tiếp xã hội và thoát khỏi tâm trạng khủng khiếp.
2. Ảnh hưởng của thuốc
Có một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh, thuốc chữa đau nửa đầu, chống ợ nóng, chữa thấp khớp... có thể khiến bạn tăng cân.
“Khi tôi thấy bệnh nhân của mình bị tăng cân, tôi bắt đầu nhìn vào các loại thuốc mà họ đang sử dụng và phát hiện ra rằng: Một số loại thuốc có thể kích thích sự thèm ăn, số khác lại tác động lên quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Cũng có những loại thuốc khiến tình trạng bệnh tật của bạn được cải thiện, do đó lấy lại được cảm giác ngon miệng khi ăn. Họ tăng cân là vì thế”, bác sỹ Steven D. Wittlin, Giám đốc bộ phận Nội tiết và Trao đổi chất của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Rochester (Mỹ) cho biết.
Khắc phục: Nếu bạn đang nghi ngờ thuốc chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến số đo vòng eo của mình, hãy thông báo việc này với bác sỹ. Họ có thể giúp bạn tìm một loại thuốc khác vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa không gây ra sự xáo trộn về cân nặng.
3. Hệ tiêu hóa hoạt động kém
Hệ tiêu hóa hoạt động kém không chỉ khiến bạn thấy đầy hơi, uể oải mà cân nặng cũng gia tăng. “Lý tưởng nhất là sau khi ăn một vài giờ, bạn đi đại tiện một lần. Nếu một ngày, bạn chỉ làm việc này từ 1 - 2 lần thì hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu bạn đi quá nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước, chất xơ, thậm chí là suy giảm số lượng vi khuẩn có lợi”.
Khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ hoặc uống các loại chất xơ đã được đóng gói dưới dạng bột. “Chất xơ thậm chí có thể biến tế bào chất béo trong cơ thể bạn thành chất thải, rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng thực hiện việc này mà vẫn không đạt được kết quả, điều cần làm là đến gặp bác sĩ để kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp hay hệ thần kinh...”, Tiến sĩ Hedaya nhấn mạnh.
4. Cơ thể bạn thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn kiêng ngặt nghèo có thể khiến hàm lượng vitamin D, magne, sắt trong cơ thể bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây rối loạn quá trình trao đổi chất. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi và ngày càng yếu.
Khắc phục: Bạn có thể tăng lượng sắt bằng cách ăn thịt đỏ và rau bina; Tăng magne bằng cách ăn nhiều hạnh nhân, nhưng không thể tăng lượng vitamin D chỉ với việc uống sữa hay tắm nắng. Vậy làm thế nào để có thể bù đắp lượng vitamin D mà cơ thể đang thiếu hụt? “Quan trọng là bạn phải biết mình đang bị thiếu hụt bao nhiêu? Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến sỏi thận nên bạn cần thử máu 3 tháng/lần để bác sỹ có thể điều chỉnh liều dùng phù hợp cho bạn”, Tiến sỹ Hedaya cho biết.
5. Bạn đang già đi
Sự thực là khi đã bước qua tuổi 30, cơ thể bạn không thể đốt cháy calories nhiều như ở độ tuổi 20. Vì vậy, nếu vẫn giữ chế độ ăn uống như hồi còn thanh xuân, bạn tăng cần là điều dễ hiểu. Theo các chuyên gia, để kiểm soát cân nặng trong giai đoạn này, bạn cần ăn ít đi hoặc tăng thời gian tập thể dục lên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục sẽ có ích hơn là ăn kiêng trong việc duy trì cân nặng.
Khắc phục: Năng lượng nạp vào cơ thể bao nhiêu không quyết định số cân nặng của bạn. Cùng một giá trị năng lượng, nhưng ăn nhiều protein sẽ có ích cho việc đốt cháy calo, song việc ăn nhiều chất bột đường không chỉ không đốt cháy được calories mà còn khiến cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ trắng. Do đó, việc lựa chọn protein chứa ít chất béo và giảm lượng bột đường mới là chìa khóa giúp bạn có được cân nặng như ý muốn.
6. Đau gót chân hoặc bàn chân
Các bệnh về cơ, xương, đặc biệt là đau gót chân, bàn chân có thể dẫn tới việc tăng cân không chủ đích. Lý giải về điều này, bác sỹ Donald Bohay, Khoa Chỉnh hình Chân và Mắt cá, thuộc Ủy ban Giáo dục Công cộng (Mỹ) cho biết: “Vì đau gót chân, bàn chân sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày, nên bạn sẽ có xu hướng ít vận động hơn. Bạn tăng cân là vì thế”.
Khắc phục: Khi bạn gặp vấn đề về xương, cơ như thế này, hãy thay đổi các chương trình luyện tập. Thay vì đi bộ hay các hoạt động liên quan đến chân, hãy đi bơi hoặc thực hiện các bài tập dùng nhiều đến phần tay.
7. Hội chứng Cushing
Tăng cân đi kèm với tăng huyết áp, loãng xương, da xuất hiện những vết rạn tím hoặc bạc trên bụng, má hồng hào... có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang đối mặt với hội chứng Cushing do sử dụng corticoid dài ngày. Trên toàn thế giới, hội chứng này chỉ có khoảng 0,0015% người mắc phải.
Khắc phục: Một khi bạn nghi ngờ mình bị tăng cân mà không phải do chế độ ăn uống, thuốc men, thiếu tập thể dục, hãy tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra nồng độ corticoid trong cơ thể. Nếu mức độ quá cao, bác sỹ sẽ có yêu cầu bạn chụp CT tuyến yên và tuyến thượng thận để tìm ra cách điều trị thích hợp nhất.
Bình luận của bạn