Quan hệ tình dục không an toàn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục có thể cải thiện một số chức năng não bộ ở người cao tuổi
Các chất bổ sung giúp cải thiện ham muốn tình dục ở nam giới
Cuốn sách cha mẹ nào cũng cần có để dạy trẻ khỏi bị xâm hại tình dục
Tập luyện tốt cho đời sống tình dục của bạn như thế nào?
Quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như HIV/AIDS, bệnh lậu, nhiễm Chlamydia, Trichomonas, bệnh mụn rộp sinh dục, sùi mào gà và giang mai. Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ rất cao nếu bạn có thói quen quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao cao su phải được sử dụng đúng và nhất quán. Cụ thể, bao cao su nên được sử dụng cho tất cả các hình thức quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn, âm đạo và phải được đeo trước khi bắt đầu thực hiện hành vi quan hệ.
Lưu ý, một số bệnh tình dục có thể lây truyền qua thông việc tiếp xúc với vật dụng cá nhân như quần áo hoặc khăn mặt bị nhiễm khuẩn. Một số bệnh tình dục như như mụn rộp sinh dục, giang mai và sùi mào gà có thể lây lan qua người khỏe mạnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của một người bị nhiễm bệnh ngay cả khi không có quan hệ tình dục.
Sử dụng rượu hoặc ma túy
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sử dụng chất gây nghiện như rượu hoặc ma túy, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Rượu và ma túy là những chất có thể tác động tới hệ thống thần kinh, có thể khiến một người không làm chủ được hành vi của bản thân và gia tăng nguy cơ tham gia vào hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
Uống rượu có thể khiến bạn không làm chủ được hành vi của mình
Trẻ tuổi
Chỉ tính riêng tại Mỹ, trong số hơn 20 triệu ca bệnh lây truyền qua đường tình dục mới được phát hiện mỗi năm, hơn một nửa trong số này có độ tuổi từ 15 đến 24. Phụ nữ trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn phụ nữ lớn tuổi vì cổ tử cung thường lớn hơn, có khả năng tiếp xúc nhiều hơn với đầu dương vật nên rất dễ bị tổn thương bởi sự xâm hại của vi khuẩn và virus.
Có bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó
Có một bệnh tình dục trước đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:
Mọi người thường bị nhiễm lại cùng một căn bệnh vì bạn tình của họ không được điều trị đúng cách, hoặc họ quan hệ tình dục trở lại trước khi cả hai người hoàn thành xong một đợt điều trị đầy đủ.
Khi mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn sẽ dễ gặp phải một bệnh lây truyền qua đường tình dục thứ hai. Điều này do có sự kích ứng và viêm làm phá vỡ lớp màng trong âm đạo hoặc hậu môn, khiến các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm trùng âm đạo trichomonas không được điều trị có thể làm tăng gấp 3 nguy cơ nhiễm HIV nếu phụ nữ có quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường xảy ra cùng nhau, có nghĩa là bạn bị nhiễm hai hoặc nhiều bệnh tình dục cùng một lúc bởi vì chúng được truyền theo cùng một cách.
Nam giới gặp vấn đề về cương dương
Các nghiên cứu cho thấy, nam giới gặp vấn đề cương dương khi quan hệ tình dục có tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình cao hơn. Điều này do khi gặp khó khăn để có thể cương cứng, nam giới thường tránh sử dụng bao cao su, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bình luận của bạn