Tạm dừng thanh toán 23 thuốc, Bộ Y tế nói gì?

23 thuốc có hàm lượng không thông dụng, trúng thầu giá cao

Khám chữa bệnh, thanh toán BHYT cả trong ngày lễ, ngày nghỉ

Thanh toán theo định suất: Người bệnh thiệt thòi đủ đường

Thanh toán KCB theo định suất: Thành công bước đầu

Giảm 139 thuốc khỏi Danh mục thuốc được BHYT thanh toán

Theo Bộ Y tế, đối với 23 thuốc mà Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thông báo tạm thời dừng thanh toán là những loại thuốc đã được cấp phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thuốc này có giá trúng thầu cao do ít có cạnh tranh trong đấu thầu, vì vậy, việc rà soát lại tính hợp lý về giá trúng thầu của các thuốc này so với giá trúng thầu các thuốc khác có cùng hoạt chất trước khi thanh toán là cần thiết.

Để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh toán chi phí sử dụng của 23 mặt hàng thuốc nêu trên theo các nguyên tắc như:

Về giá, thanh toán theo giá mua vào của cơ sở khám chữa bệnh, không vượt giá thuốc trúng thầu đúng quy định trên cơ sở hợp đồng đã ký với nhà thầu hoặc hợp đồng điều chỉnh đối với trường hợp nhà thầu có văn bản đề nghị giảm giá; Phối hợp với Sở Y tế và nhà thầu thống nhất mức giá thanh toán đối với các thuốc đã được nhà thầu đề nghị giảm giá. Về số lượng, thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhưng không vượt quá số thuốc trúng thầu đã ký hợp đồng.

Tạm dừng thanh toán 23 thuốc giá cao

BHXH Việt Nam tăng cường trách nhiệm trong quá trình tham gia lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của địa phương, giám sát danh mục thuốc, giá thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Kịp thời phát hiện và có ý kiến ngay từ khi đơn vị lập kế hoạch mua sắm các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao nếu đã có các thuốc cùng hoạt chất với hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp bảo đảm cạnh tranh trên thị trường.

Đối với các bệnh viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành không đưa vào kế hoạch mua sắm các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao (trong đó có 23 thuốc nêu trên) nếu đã có các thuốc cùng hoạt chất với hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp bảo đảm cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời có kế hoạch sử dụng các thuốc khác cùng hoạt chất để đáp ứng nhu cầu điều trị của đơn vị.

Trường hợp đặc biệt cần sử dụng các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản về lý do sử dụng các thuốc trên kèm theo biên bản họp, thống nhất của Hội đồng thuốc và điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu. Sau khi được sự đồng ý của Bộ Y tế, đơn vị mới được đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Danh mục 23 thuốc tạm dừng thanh toán gồm:
1. Acetylsalicylic acid
2. Alpha chymotrypsin
3. Alverin                              
4. Amoxicilin + acid clavulanic
5. Ampicilin + Sulbactam  
6. Cefalexin
7. Cefazolin                          
8. Cefoperazon Sulbactam
9. Cefotaxim                        
10. Ceftazidim
11. Ceftizoxim                    
12. Ceftriaxon
13. Ciprofloxacin                
14. Diacerein
15. Ginkgo biloba                
16. Glucosamin
17. Levofloxacin                  
18. Paracetamol
19. Paracetamol                  
20. Piracetam
21. Piracetam                       
22. Vitamin B1
23. Vitamin B6

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin