Bệnh sởi và bệnh rubella là gì?
Bệnh sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi và virus rubella gây ra. Hai bệnh này có triệu chứng phát ban khá giống nhau và lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày. Các triệu chứng khởi phát bao gồm: Sốt cao đột ngột (38ºC trở lên), mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy…
Khi bệnh toàn phát, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, li bì, mệt mỏi. Trong vòng 1 đến 2 ngày, các ban sởi dày, mịn sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, cổ xuống thân mình và tứ chi. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, các nốt ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
Ban rubella dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh rubella. Bệnh này có thời gian ủ bệnh từ 12 đến 14 ngày và chỉ có các biểu hiện rõ nét khi đến giai đoạn toàn phát. Các triệu chứng này bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, chảy nước rãi, nổi hạch cổ và nổi mẩn trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có
Năm 2013, cả nước ghi nhận 1.048 trường hợp mắc sởi. Trong tháng 1/2014, có 241 trường hợp mắc ở 24 tỉnh/thành phố, chủ yếu tại 4 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, đã có 3 trường hợp tử vong. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 110.000 trẻ em sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh. Ở Việt Nam, từ năm 2004 - 2011 liên tục ghi nhận trên 3.500 trường hợp mắc rubella. Trong số các trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, có tới trên 90% trẻ bị các dị tật phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe như các dị tật về tim, đục thủy tinh tể, lách to, vàng da nhân và chậm phát triển. |
Bệnh sởi và bệnh rubella nguy hiểm như thế nào?
Trẻ em mắc bệnh sởi có thể bị các biến chứng tiêu chảy, viêm phổi nặng, viêm não, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong.
Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ và ít biến chứng nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh rubella có thể dẫn đến sảy thai, chết lưu và hội chứng rubella bẩm sinh (bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển,.. thậm chí đa dị tật).
Điều trị và phòng ngừa bệnh sởi, rubella
Hiện nay, bệnh sởi và bệnh rubella vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm đủ 2 mũi vaccine Sởi–Rubella là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Đây là một loại vaccine phối hợp, có thể phòng ngừa được cả hai bệnh và rất an toàn đối với cơ thể.
Những phụ nữ đang có ý định mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng nếu chưa có miễn dịch với sởi và rubella. Đồng thời, các bà bầu nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella, theo dõi sức khỏe thường xuyên và kịp thời đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu có gặp gỡ người bệnh.
Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh môi trường, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và mang khẩu trang khi ra đường để phòng ngừa nhiễm bệnh.
Trong chiến dịch năm 2014-2015, tất cả trẻ em từ 1 đến 14 tuổi trên toàn quốc được tiêm 1 mũi vaccine Sởi – Rubella miến phí tại các điểm tiêm chủng tại trường học hoặc trạm y tế xã/phường. |
Bình luận của bạn